Danh sách bài viết

Điện sinh học - năng lượng kỳ bí ở con người

Cập nhật: 27/12/2017

Điện sinh học - năng lượng kỳ bí ở con người

Một nông dân Nhật phát hiện xác đứa trẻ chết đuối. Anh định vùng chạy nhưng cái xác đã vùng dậy, quờ lấy anh ta, khiến anh ngã xuống chết. Các nhà khoa học giải thích, không phải ma quỷ mà chính điện sinh học đã gây hiện tượng trên.

e

Ảnh: Whizzart.

Mỗi cơ thể con người là hàng tỷ tế bào, mỗi tế bào là một chiếc pin sống. Chỉ có điều các pin này hết sức nhỏ, nên điện của chúng tạo ra vô cùng yếu. Có những điều con người cho là kỳ lạ nhưng lại xuất phát từ nguồn điện sinh học đang tồn tại trong cơ thể con người.

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến dòng điện sống ở con người mà cho đến nay, nhiều người vẫn cho là do một thế lực siêu nhiên nào đó, và các nhà khoa học luôn đi tìm cách lý giải. Hiện tượng “quỷ nhập tràng” là một ví dụ, thực ra đây chỉ là một cách nói dân gian huyền bí làm câu chuyện trở nên ly kỳ.

Ở tỉnh Togshiga, Nhật Bản vào năm 1974, một người nông dân đã phát hiện xác đứa trẻ bị chết đuối trôi dạt vào bờ. Một nhân chứng thuật lại, khi nhìn thấy xác chết, dường như có một điều gì đó rất lạ làm người nông dân đó hoảng sợ định vùng chạy, nhưng cái xác lại vùng dậy, quờ lấy anh ta, rồi không thấy anh ta trở dậy.

Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong các cuốn truyện kinh dị, hù dọa những người yếu tim, nhưng lại được giải thích một cách khoa học. Vì quá sợ khi nhìn thấy xác chết, não người nông dân đã phóng ra một nguồn điện rất mạnh truyền xuống chân, chân anh chạm vào xác chết - vốn là một chất dẫn điện, và dòng điện này truyền xuống đất ẩm rồi quay trở lại, xuyên qua xác chết trở lại cơ thể người đàn ông. Như vậy là nguồn điện đã “đóng mạch”, xác chết giẫy mạnh bám lấy chân người nông dân khiến anh ta phát hoảng bỏ chạy, đồng thời kéo cái xác đi một đoạn. Người nông dân này không bị “ma bắt” như người ta thêu dệt mà bị đứng tim và chết do quá sợ.

Tương tự như vậy, vào mùa xuân năm 1957 ở Ba Lan, một sinh viên tên là Mangecki có hẹn với cô bạn gái vào lúc 6 giờ tối, nhưng do làm việc căng thẳng nên anh đã ngủ quên. Trong giấc ngủ chập chờn, anh được thông báo về cái chết của người bạn gái. Sự thật là một chiếc ôtô lao nhanh đã cán ngang qua người một cô gái đi sang đường đúng vào giờ hẹn. Theo các nhà khoa học, trong trường hợp này, khi cô gái chết, não của cô đã phóng ra một làn sóng điện và não của Mangecki như một chiếc TV thu tín hiệu chuyển thành thông tin đến với anh.

Điện sinh học không chỉ tồn tại trong cơ thể con người mà nó còn có trong một số loài động vật, điển hình là ở cá đuối. Trên lưng cá đuối có sẵn 2 nguồn điện sống, có thể phát ra nguồn điện mạnh đến 720 vôn để săn mồi. Chúng săn tìm những con cá khác mà không cần đến gần con mồi.

Trong mỗi người chúng ta có một dòng điện sống. Mỗi tế bào chính là một chiếc pin, nhưng nguồn điện này lại quá yếu nên con người không bị điện giật. Đặc biệt ở não bộ, nơi điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, số lượng tế bào nhiều và tập trung hơn bất kỳ bộ phận nào. Nó là nhà máy phát điện mạnh nhất.

Các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòng điện khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điện cực mạnh. Trong mỗi con mắt của một người bình thường cũng có tới 130 triệu tế bào.

Ở bộ não, mỗi một cử động nhìn, nghe hay suy nghĩ của con người được não bộ tiếp nhận và xử lý thông qua hàng triệu các xung động điện từ của các tế bào thần kinh. Bộ não là nơi duy nhất không sản sinh thêm các tế bào thần kinh nào, mà chúng mất đi theo tuổi tác.

Theo các nhà khoa học của Nga, thông thường các tế bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định và điều khiển mọi hoạt động bình thường của con người. Nếu ở người nào các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra ngoài, thì người đó sẽ có khả năng... đặc biệt. Chẳng hạn như một người Italy có khả năng làm mọi vật bốc cháy, hay như một em bé “nam châm” ở Nga có khả năng hút các đồ vật bằng sắt...

Các nhà khoa học cho rằng, xung quanh những người này luôn xuất hiện một trường điện từ rất mạnh được điều khiển từ bộ não. Khi muốn thì khả năng đặc biệt mới bộc lộ, còn bình thường họ không có gì khác biệt với chúng ta.

Ứng dụng khoa học về dòng điện

Nhà bác học Faraday từng nói: “Cho dù điện vật lý có hấp dẫn bao nhiêu thì cũng chẳng thể nào so được với sức cuốn hút kỳ diệu của điện sinh học, điện trong cơ thể ta”. Hiện nay, ở các bệnh viện đã có máy để ghi lại điện tim hay điện não.

Khi nghiên cứu tác động của trường điện từ tự nhiên đối với bộ não, giáo sư Hyland thuộc Đại học Coventry (Tây Ban Nha) cho rằng, những thay đổi về điện não đo được ở người chứng tỏ sức khỏe của con người bị tác động của dòng điện tự nhiên. Nó làm não bộ mất cân bằng về một số chất sinh hóa, giống như những người say rượu, và ngăn cản quá trình sản xuất melatonin, một hoóc môn chống ung thư ở người.

Những thay đổi của dòng điện sinh học trong cơ thể, hay những biến đổi về trường điện từ của bộ não cũng có thể đang báo hiệu một bệnh cảnh lâm sàng nào đó, đặc biệt là các bệnh về thần kinh. Bác sĩ T.Sharma ở Học viện tâm thần London (Anh) cho biết, việc chữa bệnh mất trí nhớ bằng phương pháp sốc điện đã cho kết quả khả quan. Gần 2.800 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này trong vòng 3 tháng, 80% trong số họ cho biết tình trạng bệnh được cải thiện.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phương pháp trên sẽ tiêu diệt các tế bào thần kinh của não bộ. Thực tế là người ta đã kết hợp giữa dòng điện tự nhiên của cơ thể với dòng điện từ bên ngoài, và tác động vào các tế bào thần kinh.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những người bị thương tổn não bộ. Họ dùng một dòng điện yếu kích thích nhiều vùng trên não để tìm ra những điểm điều khiển các hoạt động khác nhau của con người, có thể là vùng trí nhớ, vùng sợ hãi, hay vùng làm con người vui vẻ... Bằng phương pháp này, các bác sĩ có thể chữa được những căn bệnh liên quan đến tâm thần.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Nguồn: / 0

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

Sinh lý học

I. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1. Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào

Sinh lý học

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào Đại cương về chức năng tế bào

 1572 Đọc tiếp

Nội môi, hằng tính nội môi

Sinh lý học

Nội môi, hằng tính nội môi Nội môi Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người

 2797 Đọc tiếp

Công nghệ diệt khuẩn mới bằng nano bạc tươi nguyên chất

Sinh lý học

Nano bạc tươi dùng để ngâm rửa thực phẩm, lau vết thương, vệ sinh, diệt khuẩn vật dụng trẻ em, khử mùi... Công nghệ diệt khuẩn bằng nano bạc (Nano Silver) hiện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này vẫn chưa phát...

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Sinh lý học

Theo y học đông tây, những nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người đến từ những nguyên nhân: nội tại, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI

Sinh lý học

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-MƯỜI THỜI KỲ TUỔI THỌ CON NGƯỜI: Theo các nhà tâm lý giáo dục, đời sống tâm sinh lý của con người được diễn...

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

Sinh lý học

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng...

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

Sinh lý học

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-KHÁI NIỆM VỀ VIỆC PHÒNG BỆNH: Theo y khoa cổ truyền, việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện...

THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

Sinh lý học

1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN: Thói quen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành...

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN

Sinh lý học

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ, Soạn Giả Sách " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại " (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)