Danh sách bài viết

Điều hòa cơ thể bằng đường thể dịch

Cập nhật: 28/12/2017

Điều hòa cơ thể bằng đường thể dịch

Nhìn chung hệ thống thể dịch liên quan đến điều hòa các chức năng chuyển hóa của cơ thể như là điều hòa tốc độ của các phản ứng hóa học trong tế bào, hoặc sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào hoặc một số hoạt động chức năng khác của cơ thể như sự phát triển và bài tiết. Yếu tố điều hòa trong đường thể dịch là các chất hòa tan trong máu và dịch thể như vai trò của nồng độ các chất khí, vai trò các ion, đặc biệt vai trò cùa các hormon.

Vai trò của nồng độ các chất khí trong máu:

Duy trì nồng độ oxygen và C02 là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hằng tính nội môi.

Đường thể dịch

Đường thể dịch

  • Oxygen là một trong những chất chủ yếu cần cho các phản ứng hóa học trong tế bào. Cơ thể có một cơ chế điều khiển luôn giữ nồng độ oxygen ớ mức ổn định. Cơ chế điều khiển này chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính hóa học của hemoglobin. Khi máu qua phổi tại đó nồng độ oxygen rất cao nên hemoglobin đã kết hợp với oxygen và được vận chuyển đến mô. Tại mô nếu nồng độ oxygen cao, hemoglobin sẽ không giải phóng oxygen, nhung nếu nồng độ oxygen thấp hemoglobin sẽ giải phóng oxygen cho dịch kẽ với một lượng vừa đủ để lập lại sụ cân bằng và nồng độ oxygen cho tế bào. Sự điều khiển này được gọi là chức năng đệm oxygen của hemoglobin.
  • C02 là một trong nhũng sàn phẩm cuối cùng chủ yếu cùa các phàn ứng oxy hóa trong tố bào. Nếu tất cả C02 sinh ra không duợc thài ra ngoài mà cú tích tụ lại trong dịch kẽ thì tụ nó sẽ có tác dụng làm ngùng tất cà các phản ứng cung cấp năng luợng cho tế bào. Khác với cơ chế diều hòa nồng độ ơxygen, C02 đuợc điều hòa nhờ cơ chế (hán kinh. Chính nồng dộ C02 tăng một mặt sẽ kích thích trục tiếp vào trung lâm hô hấp một mặt tác động thông qua các bộ phận cảm thụ hóa học tại quai động mạch chủ và xoang động mạch vành đã làm tăng thông khí dể thải C02 ra ngoài và duy trì nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào ở mức ổn định.

Khi nồng độ oxygen và C02 thay đổi sẽ có tác dụng thay đổi hoat động của tế bào và cơ quan như hoạt động thông khí ở phổi, hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn, hoạt động của hệ thần kinh cơ…

Sự thay đổi nồng độ oxygen và CO2, tạo ra những phản xạ điều chỉnh nhanh nhậy, ví dụ khi oxygen giâm và CO2 tăng sẽ làm tăng thông khí phổi để tăng cường cung cấp oxygen và thải C02 nhằm điều chỉnh trở lại mức bình thường.

  • Vai trò của các ion trong máu: các ior K+, Na+, Ca++, Mg++, Mn++, Fe++, cr, HC03 … đều đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng.
  • Ion K+, Na+, Ca++ tham gia vào cơ chế tạo điện thế màng, dẫn truyền xung động thần kinh trong sợi thần kinh và qua synap. Rối loạn nồng độ các ion này sẽ làm mất tính ổn định của nội môi và dẫn dến rối loạn hoạt động ở các tế bào.
  • Ion Ca++ và Mg++ tham gia vào cơ chế tác dụng và giải phóng các hormon tại tế bào. Rối loạn nồng độ của hai ion này sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của một số hormon và chất truyền đạt thần kinh.
  • Ion Ca++ tham gia trong cơ chế co cơ, đông máu và ảnh hưởng đến tính hưng phấn của sợi thần kinh. Rối loạn nồng độ ion Ca++ sẽ dẫn đến rối loạn đông máu và rối loạn hoạt động của hệ thần kinh-cơ. Các ion khác cũng có những vai trò của nó trong từng hoạt động chức năng. Sự thay đổi nồng độ các ion này đều có ảnh hường đến điều hòa chức năng của cơ thể.
  • Vai trò của hormon: hormon là thành phần đóng vai trò chù yếu trong cơ chế điều hòa thể dịch. Hormon có thể do các tuyến nội tiết bài tiết ra như vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và các tuyến sinh dục. Hormon cũng có thể được bài tiết từ các nhóm tế bào như histamin, prostaglandin . Các hormon do các tuyến nội tiết bài tiết sẽ được vận chuyển theo máu tới khắp cơ thể giúp cho việc điều hòa chức năng các tế bào. Ví dụ hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các tế bào trong cơ thể và do đó nó có thể làm tăng tốc độ hoạt động của cơ thể, hormon insulin của tuyến tụy làm tăng thoái hóa glucose ở tế bào do đó nó có tác dụng điều hòa nồng độ glucose trong máu, hormon cận giáp điều hòa nồng độ ion Ca++trong máu…

Nhìn chung hormon là thành phần chủ yếu tham gia điều hòa chức năng chuyển hóa và phát triển cơ thể

Đặc điểm của hormon là tác dụng với một nồng độ rất thấp vì vậy chỉ cần một thay đổi nhỏ về nồng độ cũng có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể.

Nguồn: / 0

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

Sinh lý học

I. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1. Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào

Sinh lý học

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào Đại cương về chức năng tế bào

 1563 Đọc tiếp

Nội môi, hằng tính nội môi

Sinh lý học

Nội môi, hằng tính nội môi Nội môi Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người

 2786 Đọc tiếp

Công nghệ diệt khuẩn mới bằng nano bạc tươi nguyên chất

Sinh lý học

Nano bạc tươi dùng để ngâm rửa thực phẩm, lau vết thương, vệ sinh, diệt khuẩn vật dụng trẻ em, khử mùi... Công nghệ diệt khuẩn bằng nano bạc (Nano Silver) hiện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này vẫn chưa phát...

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Sinh lý học

Theo y học đông tây, những nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người đến từ những nguyên nhân: nội tại, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI

Sinh lý học

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-MƯỜI THỜI KỲ TUỔI THỌ CON NGƯỜI: Theo các nhà tâm lý giáo dục, đời sống tâm sinh lý của con người được diễn...

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

Sinh lý học

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng...

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

Sinh lý học

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-KHÁI NIỆM VỀ VIỆC PHÒNG BỆNH: Theo y khoa cổ truyền, việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện...

THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

Sinh lý học

1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN: Thói quen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành...

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN

Sinh lý học

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ, Soạn Giả Sách " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại " (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)