Danh sách bài viết

Hang động hình thành như thế nào?

Cập nhật: 25/08/2018

Rất nhiều hang động là những khu du lịch nổi tiếng; ví dụ như động Trang Công ở Nghi Hưng, Giang Tô; Dao Lâm Tiên cảnh ở Hàng Châu; Thất Tinh Nham ở Quế Lâm...

Những nhũ đá, mầm đá và trụ đá ở mọi tư thế biến hóa khôn lường trong động, những phần động mở ra cao rộng hun hút, những đường nối quanh co khúc khuỷu có thể đi lại được trong động v.v... Tất cả những cảnh đẹp ấy đều để lại những ấn tượng sâu sắc cho chúng ta. Vậy những hang động như Long Cung này hình thành thế nào vậy?

 

Vào lúc mới phát hiện, người ta nghiên cứu và nhận ra rằng: những hang động, nhũ đá, mầm đá.v.v... trong động đều được hình thành do sự lắng cặn và ăn mòn của nước. Vài chục triệu năm trước đây, cấu tạo địa chất của một số địa phương chủ yếu là đá có gốc muối cácbonnát; xung quanh vùng đó lại bị nước ngầm bao phủ. Dù những lớp đá này vô cùng vững chắc nhưng dưới tác dụng ăn mòn lâu dài của nước ngầm, trong lớp đá vẫn dần dần hình thành các hang động. Khi nước có mang theo bột đá quay trở lại các hang động này, do những thay đổi về nhiệt độ, áp lực; những chất khoáng có trong nước dần dần tích tụ lại; qua tụ lâu dài đã hình thành nên những cảnh như nhũ đá, mầm đá... mà chúng ta còn thấy ngày nay. Đây là kết luận được rút ra từ rất lâu trước đây.

Nhưng do sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại, lý luận này dần bi lý luận “thuyết kiến tạo sinh vật” của các nhà khoa học hiện đại thay thế. “Thuyết kiến tạo sinh vật” cho rằng: những nhũ đá, mầm đá mà chúng ta nhìn thấy hiện nay đều có lớp lõi là tảo, lớp ngoài được hình thành do tác dụng của quá trình hoá thạch. Tảo là một loài thực vật nguyên thủy xuất hiện khá sớm trên Trái Đất. Giống như nhiều loài thực vật khác, Tảo cũng có khả năng quang hợp và khả năng hướng sáng.

Trong quá trình sinh trưởng của mình, Tảo cũng có thể thu hút và gắn kết các phân tử bột đá nhỏ. Bản thân Tảo cũng có khả năng tiết ra canxi, đồng thời chúng thường sống quần cư, sống hết đời này tới đời khác. Hơn thế nữa, những nhũ đá chúng ta phát hiện được ngày nay hầu như đều mọc theo hướng chiếu ánh sáng của loài tảo biển. Cấu tạo bên trong nhũ đá cũng chia thành các vùng giống như vòng sinh trưởng hàng năm của thực vật. Đây là chứng cứ rõ ràng nhất cho việc tảo biên sinh trưởng theo chu kỳ năm, tiết ra chất canxi và gắn kết những hạt bột đá nhỏ sau đó biến đổi trở thành nhũ đá. Ngoài ra, bề mặt các hang động cũng là nơi có rất nhiều loài Tảo biển sinh sống.

Nói tóm lại, các nhà khoa học cho rằng việc hình thành các hang động có liên quan mật thiết với nước. Sự hình thành các nhũ đá. trụ đá, đủ mọi kiểu dáng là do tảo biển biến đổi qua quá trình lâu dài tạo nên, sau đó phải trải qua ảnh hưởng của quá trình hoá thạch mới xuất hiện những kỳ quan như chúng ta nhìn thấy hiện nay.

Nguồn: / 0