Danh sách bài viết

Kỳ thi chung quốc gia: Cần trung thực, khách quan, bớt nhiêu khê

Cập nhật: 15/08/2014

"Thi cái gì chưa quan trọng bằng đảm bảo trung thực khách quan và làm sao bớt nhiêu khê nhất cho người dân", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Các Hiệu trưởng hiến kế cho kỳ thi quốc gia

Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ năm 2014 diễn ra ngày 15/8.

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ năm 2014, nhận xét về 3 phương án mà Bộ GDĐT đưa ra, PGS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho rằng về căn bản không khác nhau nhiều, trong khi nội dung thi của thí sinh vẫn rất nặng nề.

“Tôi nghĩ đến phương án gồm 2 khối kiến thức thuộc về Toán và Ngữ văn. Môn thứ 3 Ngoại ngữ có thể đa dạng hóa thực hiện, thi theo hình thức nhiều đợt và có tính đến yếu tố vùng miền. Như vậy thuận lợi cho tốt nghiệp và thi ĐH”, ông Sơn nói.

Vị đại diện ĐHQG cũng đề xuất tương lai 2 môn Toán và Văn sẽ tích hợp thành một bài thi. Ngoài ra, nếu cần thiết, có thể thi qua hệ thống máy tính để đảm bảo khách quan, tin cậy.

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long thì cho rằng, hiện nay và có lẽ trong vài năm tới, các trường ĐH, CĐ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào kỳ thi THPT tổ chức ở các địa phương, dù Bộ GDĐT có huy động lực lượng giảng viên từ các trường ĐH, CĐ tham gia coi thi.

Vì vậy, nếu tổ chức kỳ thi quốc gia “2 trong 1” này ở địa phương thì nhiều trường ĐH sẽ phải tổ chức thi bổ sung, gây khó khăn cho thí sinh và tốn kém công sức, tiền của xã hội.

Phương án tổ chức thi trường ĐH Thăng Long đề xuất về cơ bản giống như phương án Bộ GDĐT đưa ra. Điểm khác biệt cơ bản nằm ở chỗ: các trường ĐH ,CĐ chứ không phải là các tỉnh đảm nhận coi thi và chấm thi.

Và sẽ có một khác biệt nhỏ về mặt kỹ thuật so với phương án Bộ GDĐT đưa ra: thí sinh phải đăng ký nguyện vọng vào ĐH, CĐ trước kỳ thi. Trên cơ sở các thông tin của các trường, điều kiện và mong muốn của bản thân, mỗi thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng vào các trường. 

Thí sinh có thể có nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên, cùng có thể không có nguyện vọng vào trường ĐH, CĐ nào. Thí sinh sẽ dự thi theo trường đăng ký nguyện vọng 1 với các môn thi theo yêu cầu của tất cả các trường mà thí sinh có nguyện vọng. Thí sinh chỉ thi tốt nghiệp mà không có nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ sẽ thi tại địa phương.

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long

Đại diện ĐH Đà Nẵng, Ông Trần Văn Nam góp ý: “Chúng tôi nghĩ phương án thi tích hợp là hợp lý nhất. Phương án 2 là phù hợp, tối ưu hơn trong bối cảnh hiện nay. Riêng Ngoại ngữ có sự khác nhau về vùng miền, chỉ có một số địa phương xa thì chúng ta lấy trọng số.”

Theo ông Nam, việc ra đề, coi thi, chấm thi là 3 vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Ông Nam đề xuất, đề thi nên do Bộ ra. Nhưng coi thi nên phối hợp trường ĐH  với các sở, (1 giám thị của ĐH, người thứ hai có thể là phổ thông). Thanh tra sẽ là của Bộ hoặc thanh tra ĐH.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Cần xông vào mà làm”

Phát biểu tại Hội nghị về việc phân tầng, xếp hạng trong hệ thống giáo dục, Phó Thủ tướng mong muốn các trường ĐH trả lời câu hỏi: “Phụ huynh đặt ra câu hỏi con tôi, cháu tôi học ở trường nào là phù hợp nhất, học trường nào ra có việc làm, có thu nhập? Học ở trường nào ra có cơ hội tìm kiếm việc làm?”

Riêng về kỳ thi chung quốc gia, theo Phó Thủ tướng, đây là kỳ thi làm căn cứ xét tốt nghiệp phổ thông và căn cứ cho các trường tuyển sinh trên tinh thần tự chủ. Tuy nhiên, thi cái gì chưa quan trọng bằng đảm bảo trung thực khách quan và làm sao bớt nhiêu khê nhất cho người  dân.

Chúng ta tổ chức thi, nếu làm tốt thì nhiều trường căn cứ vào kết quả này là chính, để không phải khổ sở làm thêm những công tác riêng nữa. Tuy nhiên, cũng phải tính đến sự ổn định trong một quá trình tiến tới cải cách đổi mới cả chương trình, SGK, phương pháp giảng dạy.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị Bộ GDĐT cân nhắc kỹ để đề ra phương án làm sao rõ ràng, công bằng, ko nhiêu khê với người dân và khuyến khích con cháu của họ học. Và cần thể hiện quyết tâm làm bằng được trên tinh thần “xông vào làm”!

Thanh Hùng - Infonet.vn

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.