Danh sách bài viết

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học

Cập nhật: 14/12/2022

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học

Nguồn gen phong phú là điều kiện vật chất để tạo ra giống mới. Tập hợp đủ nguồn gen và sử dụng tính đa dạng của chúng là một trong những điều kiện quyết định thành công của nhà chọn tạo giống. Nắm bắt được vai trò quan trọng của nguồn gen, trong những năm vừa qua Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thu thập, lưu giữ và đánh giá nguồn gen các giống cây trồng trong và ngoài nước. Điển hình là nguồn gen cây lúa, cây ngô và cây cà chua. Với cây lúa hiện Học viện đã thu thập và lưu giữ được 3724 mẫu nguồn gen lúa trong và ngoài nước đa dạng, phong phú, nhiều mẫu nguồn gen chứa các gen kháng bệnh bạc lá Xa4, xa5, Xa7, đạo ôn Pi-1, Pi-2, Pi-ta, khô vằn, rầy nâu Bph1, Bph2, Bph3, Bph4, Bph10, các gen mùi thơm, gen waxy. Trong đó có nguồn gen lúa nhập từ Trung Quốc cần được đánh giá để khai thác hiệu quả và đề xuất hướng lưu giữ, sử dụng nguồn gen này. Trong ba năm 2016, 2017, 2018, 50 mẫu giống lúa Trung Quốc đã được đánh giá chi tiết, đầy đủ các đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với điều liện bất thuận.

Với cây ngô, từ 2007 đã thu thập và lưu giữ 340 mẫu nguồn gen ngô địa phương và nhập nội, trong đó có các mẫu nguồn gen nhập nội đã được đánh giá đánh giá, bước đầu khai thác có hiệu quả. Với cây cà chua, từ năm 2012 Học viện đã thu thập được 408 mẫu nguồn gen cà chua trong và ngoài nước, trong đó có 49 giống cà chua địa phương Việt Nam, 359 mẫu giống còn lại được nhập nội từ các nước Pháp, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Israel, Trung Quốc, trong đó có các mẫu nguồn gen nhập nội đã được đánh giá đánh giá, bước đầu khai thác có hiệu quả. Việc lưu giữ, đánh giá, lai tạo phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và đa dạng di truyền nguồn gen cây trồng là nhiệm vụ thường xuyên.

Đối với VSV thý y một trong những bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi vịt là bệnh dịch tả vịt và viêm gan vịt. Đây là 2 bệnh truyền nhiễm được được coi là bệnh nguy hiểm của động vật nói chung và bệnh của thủy cầm nói riêng, phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc và yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100%.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh dịch tả vịt và viêm gan vịt, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh và virus gây bệnh được tiến hành. Nhiều loại vacxin đã được sản xuất và lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Trang thực hiện đề tài Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học” với mục tiêu: Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp (lúa, ngô, cà chua, vi sinh vật thú y) nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học.

Năm 2018, nhiệm vụ đã lưu giữ an toàn được 50 mẫu giống lúa, 67 mẫu giống ngô trong đó 25 mẫu giống ngô nếp; 2 mẫu ngô đường; 45 mẫu giống ngô đá, ngô răng ngựa, ngô bột, ngô nổ, 50 mẫu giống cà chua trong ngân hàng gen hạt. Nhiệt độ bảo quản duy trì ở 0-5oC, độ ẩm hạt giống dưới 12%, tỷ lệ nảy mầm của lô hạt giống luôn đạt trên 85%. Mỗi mẫu nguồn gen hạt, lưu giữ với số lượng 4000 hạt lúa, 2500 hạt ngô và 1000 hạt cà chua/mẫu. Lưu giữ an toàn 3 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Geobacillus stearothermophilus, Salmonella enterica, 2 chủng virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000 và viêm gan vịt nhược độc DH-EG-2000 tại phòng thí nghiệm Bộ môn Thú y cộng đồng mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng.

Đánh giá được khả năng kháng bệnh khô vằn và bệnh đốm sọc bằng lây nhiễm nhân tạo thu được 9/50 mẫu giống kháng cả 2 isolate khô vằn, 15 mẫu giống/50 mẫu giống nghiên cứu kháng cao đối với cả 2 isolate đốm sọc... Đánh giá một số tính trạng chất lượng khác thu được 24/50 mẫu giống có độ bền Gel ở điểm 3, 20/50 mẫu có nhiệt độ hóa hồ trung bình.

Đánh giá được 67 mẫu nguồn gen ngô, khá phong phú về chủng loại gồm: nhóm ngô răng ngựa và bán răng ngựa, ngô đá, ngô bột, nhóm ngô nếp, ngô đường và ngô nổ. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt trên 67 mẫu giống bằng lây nhiễm nhân tạo, M19, M42 có khả năng chống chịu với bệnh gỉ sắt, 65/67 mẫu giống bị nhiệm nhẹ sau 4 tuần lây nhiễm.

Đánh giá 50 mẫu giống cà chua về các tính trạng sinh hóa nhận thấy đa số là giống chất lượng, độ Brix đạt trên 5,0, hàm lượng vitamin C cao và hàm lượng chất khô cao. Nghiên cứu độ hữu thụ thấy nguồn gen giống nhận thấy độ jwux thụ của các giống cao, thể hiện qua tỷ lệ đậu quả đạt trên 80%.

Kết quả đánh giá vi khuẩn B. subtilis và G. stearothermophilus vẫn giữ được các đặc tính sinh học như mô tả ban đầu trước khi tiến hành bảo quản và có tỷ lệ sống cao. Salmonella enterica đang được bảo tồn có khả năng gây chết chuột với liều 5x1010 (CFU/ml).

Đã lựa chọn được 3 chất bổ trợ thích hợp gồm: Nhôm hydroxit, Canxi photphat, dầu khoáng để bảo quản hai chủng virus nhược độc viêm gan vịt DHEG-2000 và dịch tả vịt DP-EG-2000. Sau thời gian 6 tháng bảo quản với các chất bổ trợ này, chi số sinh học ELD50 vẫn ổn định.

Bổ sung được các tính trạng mới đánh giá năm 2018 vào cơ sở dữ liệu của 50 mẫu nguồn gen lúa, 67 nguồn gen ngô, 50 nguồn gen cà chua nhập nội, kết quả chịu hạn của ngô và chịu nóng của cà chua. Năm 2018 chúng tôi đã bổ sung thêm cơ sở dữ liệu nguồn gen Salmonella enterica.

Nguồn: NASATI / Đ.T.V

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học

Thực vật học

Nguồn gen phong phú là điều kiện vật chất để tạo ra giống mới. Tập hợp đủ nguồn gen và sử dụng tính đa dạng của chúng là một trong những điều kiện quyết định thành công của nhà chọn tạo giống.

Những khuôn mặt côn trùng làm kinh ngạc của Colin Hutton

Thực vật học

Với nhiều người những loài côn trùng như: ruồi, muỗi, chuồn chuồn hay châu chấu chẳng có gì đẹp cả. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Anh Colin Hutton thì lại có suy nghĩ hoàn toàn khác, ông yêu thích chúng và hơn hết là ông có đam mê trong việc chụp...

 1090 Đọc tiếp