Danh sách bài viết

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Biển và đại dương (hay, chi tiết)

Cập nhật: 14/12/2022

 

I. Các Đại dương trên Trái Đất

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

- Trên các đại dương còn có các biển, vũng, vịnh và đảo,…

II. Nhiệt độ, độ muối, của nước biển và đại dương 

* Đặc điểm

- Nước ở biển và đại dương có vị mặn.

- Độ muối trung bình của nước đại dương là 35%o và khác nhau giữa các vùng.

- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 170C.

* Nguyên nhân

- Nhiệt độ khác nhau giữa các vùng biển

+ Vị trí địa lí.

+ Điều kiện khí hậu.

+ Một số điều kiện tự nhiên khác (nước, đất,…).

- Độ muối khác nhau giữa các vùng biển

+ Nguồn nước sông chảy vào.

+ Độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau.

III. Sự vận động của nước biển và đại dương

1. Sóng biển

- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt 

- Nguyên nhân chính tạo ra sóng là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

- Phân loại: sóng thần, sóng bạc đầu, sóng lừng,...

- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản,...

2. Thuỷ triều

- Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định trong ngày.

- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất.

- Phân loại: Triều cường và triều kém.

- Ảnh hưởng: Khai thác năng lượng, áp dụng trong quân sự, đánh bắt hải sản,...

3. Dòng biển

- Khái niệm: Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển.

- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Ảnh hưởng

+ Ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu nơi dòng biển chạy qua.

+ Nơi gặp nhau của các dòng biển tạo ra các ngư trường giàu hải sản,…

Nguồn: https://vietjack.com/ /