Danh sách bài viết

Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Cập nhật: 29/08/2020

Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

A. Tóm tắt lý thuyết: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 174 Sinh học lớp 7: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Bài 1: (trang 174 SGK Sinh 7)

Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Những đại diện có 3 hình thức di chuyển là: vịt trời (đi, chạy, bay), châu chấu (đi, nhảy, bay)...

Những đại diện có 2 hình thức di chuyển là: vượn (đi, leo trèo), chim cánh cụt (bơi, đi)..

Những đại diện có 1 hình thức di chuyển là: cá chép (bơi), giun đất (bò), dơi (bay),...

Bài 2: (trang 174 SGK Sinh 7)

Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Trong quá trình tiến hóa, sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (bồ câu, châu chấu) thích nghi với điều kiện sống của chúng. Ớ từng cơ quan vận động, các động tác cũng dần dần linh hoạt, đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo...).

I. Các hình thức di chuyển (trang 115 VBT Sinh học 7)

1. (trang 115 VBT Sinh học 7): Kẻ từng mũi tên cho từng đại diện theo như mẫu hình 53.1

Trả lời:

- Vịt trời: đi chạy, bơi, bay

- Gà lôi: đi chạy, bay

- Hươu: đi chạy

- Châu chấu: bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau

- Vượn: leo trèo bằng cách cầm nắm

II. Sự tiến hóa cơ quan di chuyển (trang 115 VBT Sinh học 7)

1. (trang 115 VBT Sinh học 7): Đọc và điền tên những đjai diện động vật vào cột trống của bảng sau sao cho tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển

Trả lời:

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật

Đặc điểm cơ quan di chuyển

Tên động vật

Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định

 

Hải quỳ, san hô

Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

 

Thủy tức

Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)

 

Giun

Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt

 

Rết

Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

Tôm

2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy

Châu chấu

Vây bơi với các tia vây

Chi năm ngón có màng bơi

Ếch

Cánh được cấu tạo bằng lông vũ

Chim

Cánh được cấu tạo bằng màng da

Dơi

Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Khỉ, vượn

Câu hỏi (trang 116 VBT Sinh học 7)

1. (trang 116 VBT Sinh học 7): Hãy điền tên các đại diện động vật vào bảng sau sao cho phù hợp.

Trả lời:

 

Hình thức di chuyển

3 hình thức

2 hình thức

1 hình thức

Đại diện

Vịt trời, châu chấu,…

Vượn, chim cánh cụt,…

Cá chép, giun, dơi,…

2. (trang 116 VBT Sinh học 7): Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.

Trả lời:

Trong quá trình tiến hóa, sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (bồ câu, châu chấu) thích nghi với điều kiện sống của chúng. Ớ từng cơ quan vận động, các động tác cũng dần dần linh hoạt, đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo...).

Nguồn: /