Danh sách bài viết

Môi trường và sự phát triển bền vững

Cập nhật: 17/07/2020

Sự phát triển KT- XH làm nhu cầu về khai thác TNTN ngày càng tăng lên.
Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, rõ nhất là sự hạn chế của các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất, nước, khí quyển…

I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển

- Sự phát triển KT- XH làm nhu cầu về khai thác TNTN ngày càng tăng lên.
Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, rõ nhất là sự hạn chế của các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất, nước, khí quyển…

Ảnh hưởng xấu đến môi trường (VD: Thoái hoá đất, suy giảm nguồn nước ngọt, động- thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng…).
Các nhà khoa học phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường.


- Nguồn TNTN trên thế giới bị suy giảm do khai thác quá mức.
Những hiện tượng kể trên là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.

- Môi trường bị ô nhiễm là trạng thái mà khi lượng các chất thải độc hại đưa vào môi trường vượt quá nồng độ cho phép, có thể gây hại cho sức khoẻ của con người, đời sống của sinh vật.
- Khủng hoảng môi trường hay suy thoái môi trường là tình trạng mà khi chất lượng của các tài nguyên không ngừng bị giảm sút, do khai thác quá mức và sử dụng tài nguyên không hợp lý.

 

Rác thải



* Cần phải sử dụng hợp lí

tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

-"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai, mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai..."

Mục tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là: sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh.

Con người sử dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống... nhưng ở mức độ này hay mức độ khác đều làm cho các nguồn tài nguyên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt, môi trường suy thoái… và môi trường lại tác động xấu trở lại đối với sự phát triển và đời sống của con người.


Như vây, sự phát triển và môi trường có mối quan hệ mật thiết và chúng tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy việc giải quyết những vấn đề về môi trường là hết sức cần thiết.

*Biện pháp:

+ Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
+ Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh đói nghèo, xoá các vùng nghèo trong nước.
+ Phải thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường.
+ Áp dụng tiến bộ KH- KT để kiểm soát tình trạng môi trường.
+ Sử dụng hợp lí TN, giảm bớt tác động xấu đến môi trường.

MT sống là môi trường chung. Sự tác động xấu của con người vào một khu vực nào đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường không chỉ trong phạm vi khu vực đó mà đến cả môi trường của toàn
Trái Đất.

Việc giải quyết những vấn đề môi trường cần phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học- kĩ thuật, phải có sự phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội.

- VD: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất ở Riô de Gianêrô (Braxin) (3- 14/6/1992). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21.

Hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển, cũng như thông qua một số văn kiện về sự đa dạng sinh học, về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...


- Ngoài ra, năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi. Tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu như xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21.

Vấn đề môi trường và phát triển có tính chất toàn cầu. Tuỳ theo từng nước, từng địa phương mà vấn đề môi trường có các sắc thái khác nhau. Vậy vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển như thế nào?

II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển.


- Biểu hiện:

+ Ô nhiễm khí quyển, thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axít…
+ Ô nhiễm nguồn nước, đất, cạn kiệt TN khoáng sản…
 

Ô nhiễm khói công nghiệp



Hiện tượng “mưa axít” là một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí, chủ yếu từ các nguồn phát thải SO2, NOX... Mưa axít là hiện tượng mưa, mà nước mưa có độ pH dưới 5,6.
Ở các nước phát triển đã và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng này.

VD: ở Mỹ, Ông Charles Driscoll, Đại học Syracuse cho biết: 40% hồ và suối ở New England và New York có nồng độ axit cao, đe dọa động thực vật. Đặc biệt, 15% tổng lượng nước của những nơi này nhiễm độc axit rất nặng... ngoài ra còn một số quốc gia như Anh, Thuỵ Điển, Nhật Bản… cũng chịu ảnh hưởng bởi mưa axít.

- Nguyên nhân:

Do sự phát triển của quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã tác động đến môi trường.

- Các nước phát triển, nhất là Hoa Kì, Nhật Bản và các nước Tây Âu là những nước phát thải nhiều nhất thế giới, phải chịu trách nhiệm về các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu (như ô nhiễm không khí và sự nóng lên của Trái Đất).

- Đặc biệt, Hoa kì là một nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Ki- ô- tô.

Hiện nay, nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình. Tuy nhiên, nhiều công ti tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp.

III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.

1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển.

- Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa, 3/4 dân số thế giới, là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng. Vì các nước đang phát triển là các nước nghèo, chậm phát triển, sức ép dân số...
-->Các nước phát triển đã lợi
dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.


Tràn dầu


- Khó khăn:
+ Kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ…
+ Gánh nặng nợ nước ngoài.
+ Vòng xoáy luẩn quẩn: chậm phát triển- môi trường bị huỷ hoại- dân số tăng cao và sức ép dân số…
+ Hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên…
Chốt ý:
Như vậy, vấn đề kinh tế- xã hội luôn gắn liền với vấn đề về môi trường. Vì thế, để giải quyết những vấn đề về môi trường thì các nước đang phát triển phải giải quyết những khó khăn về kinh tế- xã hội.

2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển:

- Là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu thô hay mới qua sơ chế ở nhiều nước đã gây lãng phí tài nguyên. Hơn nữa, từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, giá nhiều loại nguyên liệu khoáng sản giảm và một thời gian dài giá dầu mỏ sụt giảm làm cho các nước xuất khẩu khoáng sản bị thiệt thòi.

- Việc khai thác mỏ mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm ô nhiễm nặng các nguồn nước, đất, không khí…

3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển:

- Biểu hiện:

+ Khai thác rừng quá mức để lấy lâm sản xuất khẩu, lấy củi…
+ Đốt rừng làm rẫy, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.
+ Chăn thả gia súc quá mức.

- Ảnh hưởng: hàng triệu ha rừng bị mất đi, diện tích đồi núi trọc và quá trình hoang mạc hoá được tăng cường
- Ở các nước đang phát triển tài nguyên rừng rất phong phú, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới có nhiều loài gỗ quý, chim, thú quý hiếm…
- Ngoài ra, vấn đề về lương thực ở nhiều nước đang phát triển là vô cùng cần thiết.
- Đây chính là nguyên nhân trực tiếp
của sự mở rộng diện tích đồi núi trọc và hoang mạc hoá ở nhiều nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, trong vài ba chục năm trở lại đây các nước phát triển đẩy mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển, ở các ngành cần nhiều nguyên, nhiên liệu, lao động không cần chuyên môn cao, dễ gây ô nhiễm môi trường.

Các nước TBCN bằng con đường đầu tư vào các nước đang phát triển đã thu được món lợi kếch xù. Còn các nước được đầu tư cũng có lợi là giải quyết một phần công ăn việc làm, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, có sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Nhưng chính trong sự hợp tác bất bình đẳng ấy, các nước đang phát triển đã phải chịu thiệt thòi và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm, suy thoái môi trường.

*KL: Các nước phát triển và đang phát triển cần có các giải pháp như:



+ Khai thác và sử dụng hợp lí TNTN.
+ Phát triển các nguồn năng lượng sạch.
+ Giảm sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển…
+ Phải có sự phối hợp, nỗ lực chung của toàn cầu

*Liên hệ thực tiễn Việt Nam:

- Nước ta có nhiều tiềm năng, trước tiên là tiềm năng và lợi thế tuyệt đối về nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy, cả nước có 33.115.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 24.997.200 ha, chiếm gần 75,5% tổng diện tích đất đai của cả nước.

Ngoài ra còn có 4.732.100 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 4.363.300 ha đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng (không kể 368.800 ha là núi đá không có rừng cây). Bên cạnh đó, bờ biển chạy suốt chiều dài từ Nam ra Bắc với hơn 3.400 km là điều kiện cho sự phát triển thủy, hải sản rất lớn.

- Ngoài ra, Nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú, với hơn 5.000 điểm quặng, 60 loại khoáng sản như dầu, than đá, quặng sắt, bô-xit, quặng a-pa-tit với trữ lượng khá lớn…

- Với tiềm năng về tài nguyên như thế, chúng ta cần lựa chọn chiến lược khai thác tối ưu để vừa có được lợi thế tuyệt đối, vừa có được lợi thế so sánh trong phát triển bền vững.

Nguồn: /