Danh sách bài viết

Năm học 2014 - 2015: Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học (15/08/2014)

Cập nhật: 15/08/2014

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học cũng như tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực này, ngày 14-8,  UBMTTQ TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Sở GD&ĐT thành phố tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2014 – 2015. Hội nghị đã thu hút đông đảo đại biểu là cán bộ Mặt trận, nguyên là cán bộ hoạt động trong ngành Giáo dục và Mặt trận cùng tham gia góp ý kiến.
 
 
Đổi mới phương pháp dạy và học là những yếu tố cốt lõi 
nhằm cải thiện chất lượng giáo dục
 
Ông Nguyễn Tùng - Phó Chủ tịch UBMTTQ quận 3 phản ánh, những năm qua các trường thu rất nhiều các loại phí như: Quỹ phụ huynh học sinh, quỹ trường, quỹ lớp, phí tăng tiết, phí nước uống, phí đóng góp điện… là những khoản thu sau khi học sinh nhập học khoảng 1 tháng. Đối với những gia đình khó khăn những khoản thu này thật sự là một gánh nặng. Ông Tùng đề nghị, ngành giáo dục thành phố cần có khảo sát thực tế để có hướng dẫn các trường về việc này vào đầu năm học mới. Cũng theo ông Tùng, "Hiện nay giáo viên hoặc Ban Giám hiệu được phân công về Phòng GD&ĐT thì không còn được hưởng chế độ thâm niên giáo viên, để tránh phát sinh tâm lý giáo viên ở các trường e ngại khi được điều về làm cán bộ chuyên trách tại các Phòng GD&ĐT, tôi  đề nghị vẫn giữ nguyên chế độ này”.
 
Nói về những bất cập của giáo dục thành phố, TS. Hồ Hữu Nhựt – Ủy viên UBMTTQ thành phố cho biết, hiện nay còn thiếu nhiều trường mầm non, số lượng lớp mới chỉ huy động được 50% các cháu. Trong khi học phí đóng chưa đồng đều, có trường rất cao, có trường thấp; còn nhiều giáo viên chưa được đóng bảo hiểm xã hội. TS Nhựt đề nghị, cần chú ý đến việc xây thêm trường mầm non ở các khu công nghiệp- khu chế xuất, bởi nhu cầu gửi con của các hộ gia đình là công nhân rất lớn. Ngược lại, với hệ mầm non, hệ THPT lại xây trường ồ ạt nên rất nhiều trường, đặc biệt là trường tư không thể tuyển đủ học sinh. Trong khi đó, giáo viên lại thiếu nên xảy ra tình trạng đi mượn giữa các trường, tình trạng chạy sô rất lộn xộn làm ảnh hưởng đến chất lượng học. Về nội dung dạy và học, theo TS Nhựt cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, kỹ năng sống, tăng cường giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh bằng các hoạt động cụ thể, hạn chế kêu gọi lòng yêu nước bằng khẩu hiệu.
 
Trước tình trạng nhiều vụ bạo lực học đường như đánh nhau, giết bạn, vô lễ với thầy cô, đua xe, ăn chơi sa đọa… của một bộ phận học sinh, ông Nguyễn Hữu Danh (Hội Cựu giáo chức thành phố) đề nghị, cần phải quan tâm giáo dục đạo đức xã hội, đạo lý làm người cho các em, các em phải được học các kỹ năng sống để bảo vệ mình, biết từ chối trước những điều xấu cho bản thân và cộng đồng. 
 
Một vấn đề khác được bà Đặng Hồng Nhựt – Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP.Hồ Chí Minh hết sức băn khoăn, đó là trong Báo cáo tình hình chuẩn bị năm học mới của Sở GD&ĐT thành phố, chưa thấy nói nhiều đến việc chăm lo cho người khuyết tật, đặc biệt là các cháu khuyết tật ở vùng xa, vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn - nơi đó không có trường khuyết tật riêng nên các cháu phải học chung với các bạn bình thường. Điều này rất thiệt thòi cho các cháu, bởi lẽ ra các cháu phải được học ở nơi có điều kiện đặc biệt dành riêng cho học sinh khuyết tật. Bà Nhựt đề nghị, ngành giáo dục thành phố cần quan tâm hơn đến các em, đồng thời cần phải giáo dục các em bình thường không được kỳ thị mà phải giúp đỡ các bạn khuyết tật, như vậy hiệu quả giáo dục đối với các học sinh khuyết tật sẽ cao hơn.
 
Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang tích cực đổi mới giáo dục, đổi mới không có nghĩa là bỏ hết cái cũ để làm lại cái mới, mà đổi mới là kế thừa và có phát triển thêm, sáng kiến thêm. Trả lời thắc mắc của các đại biểu là tại sao học phí các trường tư lại cao hơn rất nhiều trường công? Ông Sơn cho biết, "đây là học phí thỏa thuận giữa trường và phụ huynh học sinh, quy định cho phép họ thực hiện như vậy. Trong quản lý, chúng tôi không phân biệt giữa trường tư và trường công, đặc biệt là về chuyên môn và về công tác tuyển sinh”.
 
Lam Hồng

Nguồn: /

Những người Nhật rành tiếng Việt, tiếng Anh giúp 'kích cầu' du lịch Việt Nam

Giáo dục và đào tạo

Rành cả tiếng Việt, tiếng Anh, những người Nhật tốt nghiệp nhiều trường đại học khác nhau đang là những tình nguyện viên ở Việt Nam, thực hiện nhiều dự án giúp kích cầu du lịch tại nhiều tỉnh...

Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 công lập

Giáo dục và đào tạo

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của thành phố năm nay gồm 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Trước nguy cơ giải thể, các trường CĐ sư phạm gửi kiến nghị tới Bộ GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

Trước nguy cơ bị giải thể và sáp nhập, đại diện các trường CĐ sư phạm đã có kiến nghị và đề xuất tới Bộ GD-ĐT một số vấn đề.

Phụ huynh phản đối sáp nhập trường: Chính quyền đối thoại với người dân

Giáo dục và đào tạo

Sau cuộc đối thoại giữa chính quyền với hơn 100 phụ huynh, đa số học sinh của Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TT.Triệu Sơn, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn chưa đến trường đi học.

Tai nạn giao thông trẻ em phần lớn ở độ tuổi THPT

Giáo dục và đào tạo

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2023, có khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông là ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần...

Cấm xuất cảnh bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

UBND TP.HCM đã báo cáo với Bộ GD-ĐT về vụ việc Trường quốc tế AISVN trong đó thực hiện lệnh cấm xuất cảnh với chủ trường và thanh tra toàn diện trường này.

Bộ GD-ĐT chấn chỉnh chương trình liên kết

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 28.3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ký ban hành văn bản gửi các sở GD-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên...

Vì sao TP.HCM có 6 trường THCS tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát?

Giáo dục và đào tạo

Dự kiến năm học 2024-2025, TP.HCM có 6 trường thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực

Chọn sách giáo khoa: Băn khoăn 'đứng giữa 3 dòng chảy'

Giáo dục và đào tạo

Việc giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các trường được hoan nghênh, nhưng cần phù hợp tinh thần đổi mới của chương trình.

Vì sao các khóa nghề ngắn hạn thu hút người học?

Giáo dục và đào tạo

Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến đổi nên không ít người đã bỏ nghề cũ, chọn học những khóa nghề ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội công việc mới.