Danh sách bài viết

Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta

Cập nhật: 14/12/2022

Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng trên phạm vi toàn thế giới. Những lĩnh vực được đánh giá dễ bị tổn thương do BĐKH ở Việt Nam bao gồm: Nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe. Vùng bị dễ tổn thương nhất là ven biển và miền núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, phụ nữ, trẻ em và cộng đồng dân cư với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số.

Những năm qua, việc khuyến khích áp dụng tri thức địa phương (TTĐP) trong chủ động ứng phó với BĐKH là một trong những hoạt động thuộc chiến lược ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành và các địa phương. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng TTĐP trong ứng phó BĐKH sẽ có những hiệu ứng tích cực hơn các biện pháp truyền thống. So với hệ thống kỹ thuật hiện đại thì kỹ thuật bản địa có đặc điểm ưu việt mà các hệ thống kỹ thuật được giới thiệu từ bên ngoài không có được. Vì vậy, việc vận dụng TTĐP trong ứng phó với BĐKH góp phần quan trọng cho việc phát triển sinh kế bền vững, nhất là đối với người dân tộc thiểu số (DTTS). Xuất phát từ lý do trên, TS. Phạm Tất Thắng cùng nhóm nghiên cứu tại Tạp chí Cộng sản đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta” trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở 5 vùng miền, trong đó chú ý đồng bào DTTS; xây dựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 05 vùng; và đề xuất các giải pháp chính sách, giải pháp sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH.

Dưới đây là một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của 50 mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào TTĐP ở 05 vùng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình, trên cơ sở đó mỗi vùng lựa chọn 01 mô hình ứng phó với BĐKH phù hợp, hiệu quả nhất để hoàn thiện, chuyển giao ứng dụng rộng rãi.

Sau khi hoàn thiện mô hình, nhóm nghiên cứu đã xây ựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 5 vùng: (i) Trung du và miền núi phía Bắc: Mô hình Kỹ thuật trồng ngô che phủ kết hợp xen canh nâng cao tính bền vững môi trường. (ii) Duyên hải miền Trung: Mô hình Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua những tri thức địa phương. (iii) Tây Nguyên: Mô hình trồng xen canh “cà phê - muồng đen - hạt tiêu - cây dược liệu (đinh lăng)” (iv) Đồng bằng sông Cửu Long: Mô hình luân canh “Tôm sinh thái - Lúa an toàn”. (v) Đồng bằng sông Hồng: Mô hình ao - vườn của anh Phạm Văn Tường.

Đề tài đã tổng kết, đưa ra đánh giá chung việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH, trên các khía cạnh sau: Làm rõ đặc điểm sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở từng vùng; Nhận thức và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các vùng đối với mối đe dọa của BĐKH và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; Cơ chế, phương thức huy động nguồn lực, lực lượng giữa các vùng phục vụ cho sử dụng, phát huy TTĐP nhằm ứng phó với BĐKH; Quy mô, phạm vi, cách thức sử ụng và phát huy TTĐP trong ứng phó với BĐKH ở các vùng; và đưa ra đánh giá chung về sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở nước ta.

Trên cơ sở đưa ra dự báo tình hình BĐKH và yêu cầu mới đặt ra trong ứng phó với BĐKH, đề tài đã đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp để sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở các vùng miền và cộng đồng dân cư. Trong đó, các nhóm giải pháp được chia thành: nhóm chính sách và giải pháp đối với cấp trung ương; nhóm giải pháp đối với cấp địa phương; nhóm giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, khoa học-công nghệ, doanh nghiệp và cộng đồng vi mô (làng/ ản/phum/sóc/plei/buôn); và nhóm giải pháp truyền thông. Cùng với đó là 6 kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy việc phát huy và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.

Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bảo tồn, lưu trữ TTĐP ở các vùng miền trên cả nước, đồng thời làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động ứng phó với BĐKH trên cơ sở ứng dụng TTĐP.

Những mô hình cụ thể (05 mô hình) sử dụng TTĐP trong ứng phó với BĐKH được phát hiện, nhân rộng sẽ có tác động không nhỏ trong chủ động thích ứng với BĐKH, đến đời sống kinh tế - xã hội các khu vực đó, đồng thời đóng góp thêm nguồn tư liệu quý giá về TTĐP tại các khu vực này.

Nguồn: NASATI / N.P.D

Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta

Các quá trình sản xuất

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng trên phạm vi toàn thế giới. Những lĩnh vực được đánh giá dễ bị tổn...

Nghiên cứu chế tạo hệ thống siêu âm kết hợp trên máy gia công tia lửa điện để chế tạo hạt nano-micro niken

Các quá trình sản xuất

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, mang lại những lợi ích to lớn cho con người trên tất cả các lĩnh vực về đời sống vật chất và tinh thần. Trong sự phát triển mạnh mẽ này đáng lưu ý là các...

Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành da giầy Việt Nam, định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030

Các quá trình sản xuất

Tính tới năm 2019, toàn ngành da giầy có trên 2000 doanh nghiệp (DN) sản xuất giầy dép, túi-ví-cặp các loại và nguyên phụ liệu, sử dụng khoảng 1,5 triệu lao động. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giầy dép chiếm 8% thị phần toàn cầu. Quy...