Danh sách bài viết

Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành da giầy Việt Nam, định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030

Các quá trình sản xuất

Tính tới năm 2019, toàn ngành da giầy có trên 2000 doanh nghiệp (DN) sản xuất giầy dép, túi-ví-cặp các loại và nguyên phụ liệu, sử dụng khoảng 1,5 triệu lao động. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giầy dép chiếm 8% thị phần toàn cầu. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 đã nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất thông qua các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp da giầy phát triển”.

Nghiên cứu chế tạo hệ thống siêu âm kết hợp trên máy gia công tia lửa điện để chế tạo hạt nano-micro niken

Các quá trình sản xuất

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, mang lại những lợi ích to lớn cho con người trên tất cả các lĩnh vực về đời sống vật chất và tinh thần. Trong sự phát triển mạnh mẽ này đáng lưu ý là các thành tựu về kỹ thuật gia công chế tạo và ứng dụng vật liệu nano - micro. Vai trò quan trọng của công nghệ gia công chế tạo và ứng dụng vật liệu nano - micro trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra khả năng phát triển kinh tế với tốc độ cao, vững chắc và lâu dài.

Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta

Các quá trình sản xuất

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng trên phạm vi toàn thế giới. Những lĩnh vực được đánh giá dễ bị tổn thương do BĐKH ở Việt Nam bao gồm: Nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe. Vùng bị dễ tổn thương nhất là ven biển và miền núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, phụ nữ, trẻ em và cộng đồng dân cư với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số.