Danh sách bài viết

Nhật Bản

Cập nhật: 28/12/2017

Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本 Nippon [nip̚põ̞ɴ] hoặc Nihon [nihõ̞ɴ]; tên chính thức 日本国 Nippon-koku (trợ giúp·chi tiết) hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật BảnBiển Hoa ĐôngTrung Quốcbán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là "gốc của Mặt Trời", và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc".

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là HonshuHokkaidoKyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo,[12]thủ đô của đất nước, cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư thế giới.[13] Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng đã có người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất Công Nguyên. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là Đế quốc Trung Quốc, tiếp đến là giai đoạn tự cách ly, về sau thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ XII đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến shogun nhân danh Thiên hoàng. Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XVII, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhậtchiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, mà cuối cùng kết thúc vào năm 1945 sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.

Nhật Bản là nước thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, các nhóm G7G8 và G20, đồng thời được xem như một cường quốc.[14][15][16] Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới theo GDP danh nghĩa và hạng tư thế giới theo sức mua tương đương. Nó cũng đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù Nhật Bản đã chính thức từ bỏ quyền tuyên chiến, nước này vẫn sở hữu một lực lượng quân đội hiện đại có ngân sách cao thứ tám thế giới,[17] được huy động với mục đích tự vệ và gìn giữ hòa bình. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới,[18][19][20] và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á.[21] Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về Chỉ số thương hiệu quốc gia,[22] hạng sáu trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015–2016[23][24] và giữ vị trí cao nhất ở châu Á về Chỉ số hòa bình toàn cầu.[25] Nhật Bản cũng là quốc gia châu Á đầu tiên đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè và Mùa Đông.

 

 

Tên gọi

 

Tên gọi Nhật Bản bắt nguồn từ cách phiên âm Hán-Việt quốc hiệu viết bằng kanji của nước này là 日本 (phát âm bằng tiếng Nhật là Nippon nghe (trợ giúp·chi tiết) hoặc Nihon nghe (trợ giúp·chi tiết)), với nichi (日?) đọc là Nhật ("Mặt Trời" hoặc "ngày") và hon (本?)đọc là Bản ("nguồn gốc"). Hai chữ này khi kết hợp lại mang nghĩa "gốc của Mặt Trời" hay "Mặt Trời mọc" (do vị trí địa lý của nước này có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc đầu tiên ở Đông Á, và cũng bởi tổ tiên trong tín ngưỡng theo truyền thuyết của họ là Nữ thần Mặt Trời Amaterasu). Nhiều quốc gia khác cũng vì nguyên do đó mà thường miêu tả Nhật Bản là "Đất nước Mặt Trời mọc". Một cách phiên âm Hán-Việt cũ của Nhật Bản là Nhựt Bổn, ngày nay hiếm khi được sử dụng. Người dùng tiếng Việt thường xuyên gọi tắt tên của quốc gia này là NhậtNgười Nhật Bản gọi chính bản thân họ là Nihonjin (日本人 (Nhật Bản Nhân)?) và ngôn ngữ tiếng Nhật của họ là Nihongo (日本語 (Nhật Bản Ngữ)?).

Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là "Xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (さくらsakura?) mọc trên khắp nước Nhật từ bắc xuống nam. Loài hoa "thoắt nở thoắt tàn" này được người Nhật đặc biệt yêu thích, phản ánh tính nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Một mỹ danh khác là "Đất nước hoa cúc" vì đóa hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑?), đề cập đến cây phù tang. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, có một loài cây rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Vào thế kỷ IV, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato, còn người Hán từ trước Công Nguyên đã gọi nước Nhật là Oa quốc (倭国?nước lùn), người Nhật là Oa nhân (倭人 người lùn?), gọi cướp biển người Nhật trên Biển Hoa Đông thời nhà Minh là Oa khấu (倭寇 giặc lùn?). Trong Hán-Việt, chữ "oa" (倭?) vẫn thường bị đọc nhầm là "nụy". Trước thời kỳ Heian, người Nhật vẫn chưa có chữ viết riêng và vẫn phải vay mượn chữ Hán nên Yamato được viết là wa (倭 (oa)?).[26] Về sau khi đã phát triển nên hệ thống ngôn ngữ cho riêng mình, người Nhật dùng hai chữ kanji 大和 (Đại Hòa) để ký âm chữ Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Năm 670, Yamato gửi một đoàn sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường dưới thời vua Đường Cao Tông nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó đổi tên thành Nhật Bản (日本/ にっぽん?). Kể từ sau cuộc Duy tân Minh Trị cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc hiệu đầy đủ của Nhật Bản là Dai Nippon Teikoku (大日本帝國 (Đại Nhật Bản Đế quốc)?), nghĩa là "Đế quốc Đại Nhật Bản". Ngày nay quốc hiệu Nippon-koku hay Nihon-koku (日本国 (Nhật Bản Quốc)?) có ý nghĩa tương đương về mặt nghi thức, với chữ koku (国?) nghĩa là "quốc gia", "nước" hay "nhà nước" thay thế cho một miêu tả dài về ý thức hệ của chính phủ đất nước.

Trong tiếng Anh, Nhật Bản được gọi là Japan ( /əˈpæn/), từ này xuất hiện ở phương Tây vào đầu giai đoạn mậu dịch Nanban. Phát âm tên quốc gia này bằng Tiếng Quan Thoại cổ hoặc có thể là tiếng Ngô cổ đã được Marco Polo ghi lại là Cipangu. Trong tiếng Thượng Hải mới, một dạng phương ngữ tiếng Ngô, cách phát âm các ký tự 日本 'Nhật Bản' là Zeppen [zəʔpən]. Nhật Bản trong Tiếng Mã Lai cổ được gọi là Jepang, vay mượn từ tiếng địa phương ven biển miền nam Trung Quốc, có thể là tiếng Phúc Kiến hoặc Ninh Ba,[27] và từ Mã Lai này đã được các thương nhân Bồ Đào Nha sử dụng vào thời Malacca ở thế kỷ XVI. Đó là những người Bồ Đào Nha đầu tiên mang tên gọi này đến châu Âu.[28]

Xuất xứ Nhật Bản

Hoa Anh Đào (桜; Prunus). Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước

Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

 

Ngôn ngữ

 

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

Phân cấp hành chính

 

Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ địnhthành phố trung tâmthành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quậnchi sảnhkhuđặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa.

Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP.

Regions and Prefectures of Japan 2.svg

Địa lý

 

Sự hình thành của Nhật Bản

Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.

Núi lửa

Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản.

Ngọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi là Fuji-san, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo của ngọn núi biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm 1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ. Các chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời cảnh báo.

Khí sulfua bốc lên từ miệng Nakadake.

Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakadake, vẫn tiếp tục phun khí sulfua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí lưu huỳnh bốc lên từ đá dung nham cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900°C.

Động đất và sóng thần

 

Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích.[40]

Phong cảnh thiên nhiên

Hoa anh đào ở công viên Eboshiyama, thành phố Nanyo, Nhật Bản.

Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là một trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.

Chủ đề địa lý Nhật Bản
Vị trí các Tỉnh Nhật Bản

Nuvola Japan flag.svg

   
Hokkaido
 
  Aomori
  Akita Iwate
Niigata Yamagata Miyagi
  Ishikawa Toyama Tochigi Fukushima
  Fukui Nagano Gunma Saitama Ibaraki
  Shimane Tottori Hyōgo Kyoto Shiga Gifu Yamanashi Tokyo Chiba
  Yamaguchi Hiroshima Okayama Osaka Nara Aichi Shizuoka Kanagawa
Saga Fukuoka   Wakayama Mie
Nagasaki Kumamoto Ōita   Ehime Kagawa
  Kagoshima Miyazaki   Kochi Tokushima
Okinawa

 

Khí hậu

Nhật Bản nhìn từ không gian, tháng 5 năm 2003

Núi Phú Sĩ

 

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm HokkaidōHonshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản".

Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.

Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Những cơn động đất lớn gần đây nhất là động đất Chūetsu năm 2004 và đại động đất Hanshin năm 1995. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:

  • Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
  • Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.[41]
  • Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
  • Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
  • Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
  • Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.

Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.

Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.

Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo.

Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản.

Tài nguyên thiên nhiên

 

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắtđồng đỏkẽmchì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc.[42] Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâukhỉ Nhật Bảnlửng chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản.[43] Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên.[44]

Chính trị Nhật Bản

 

Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko

Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Hoàng đế (天皇 (Thiên hoàng) Tennō?) vì vậy rất hạn chế. Theo hiến pháp, Thiên hoàng được quy định là một "biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc." mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra.[45] Đương kim Thiên hoàng Akihito đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản; con trai ông, Hoàng thái tử Naruhito, là người tiếp theo kế vị triều đại Ngai vàng Hoa cúc.

Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội (国会 Kokkai?), đặt trụ sở tại ChiyodaTokyo. Quốc hội hoạt động theo cơ chế lưỡng viện, trong đó Hạ viện (衆議院 (Chúng Nghị viện) Shūgiin?) có 480 ghế, được cử tri bầu chọn sau mỗi bốn năm hoặc sau khi giải tán, và Thượng viện (参議院 (Tham Nghị viện) Sangiin?) có 242 ghế, được cử tri bầu chọn cho nhiệm kỳ sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên. Quyền bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thuộc về mọi công dân Nhật Bản trên 18 tuổi không phân biệt nam-nữ, trong đó áp dụng phương thức bỏ phiếu kín tại tất cả đơn vị bầu cử. Các nghị sĩ quốc hội chủ yếu là người của Đảng Dân tiến có khuynh hướng tự do xã hội và Đảng Dân chủ Tự do có khuynh hướng bảo thủ. Đảng Dân chủ Tự do đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 1955, ngoại trừ hai giai đoạn từ năm 1993 đến 1994 và từ năm 2009 đến 2012. Đảng này chiếm 294 ghế trong Chúng Nghị viện và 83 ghế trong Tham Nghị viện.

Thủ tướng Nhật Bản (内閣総理大臣 (Nội các Tổng lý Đại thần) Naikaku sōri daijin?) là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Thiên hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc vụ. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012[46] và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Thiên hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Thiên hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.[45]

Mặc dù trong lịch sử đã từng chịu ảnh hưởng bởi luật pháp Trung Quốcluật pháp Nhật Bản đã phát triển một cách độc lập trong thời Edo qua các thư liệu như Kujikata Osadamegaki.[47] Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIX, hệ thống tư pháp đã dựa sâu rộng vào luật châu Âu lục địa, nổi bật là Đức. Ví dụ: vào năm 1896, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một bộ luật dân sự dựa theo bản thảo Bürgerliches Gesetzbuch Đức; bộ luật này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay qua những sửa đổi thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai.[48] Luật thành văn do Quốc hội soạn và được sự phê chuẩn của Thiên hoàng. Hiến pháp quy định Thiên hoàng ban hành những điều luật đã được Quốc hội thông qua, mà không trao cho vị vua quyền hạn cụ thể nào để bác bỏ dự luật.[45] Hệ thống cơ quan tư pháp Nhật Bản chia thành bốn cấp bậc: Tòa án Tối cao (最高裁判所 (Tối cao Tài phán Sở) Saikō-Saibansho?)và ba cấp tòa án thấp hơn.[49] Chánh Thẩm phán Tòa án Tối cao do Thiên hoàng sắc phong theo chỉ định của Quốc hội, trong khi các Thẩm phán Tòa án Tối cao do nội các bổ nhiệm. Trụ cột của pháp luật Nhật Bản gọi là Lục pháp (六法 Roppō?, Sáu bộ luật).[50]

Kinh tế

 

Trụ sở chính của Sumitomo Mitsuitại quận Shibuya, Tokyo, một trong các biểu tượng của sự phồn vinh Nhật Bản

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước thế chiến thứ hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD[51]

Sau thế chiến 2, kinh tế Nhật bản bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Tuy nhiên, từ năm 1974 tới 1989, kinh tế tăng trưởng chậm lại, và đến năm 1990 thì lâm vào khủng hoảng trong suốt 10 năm. Người Nhật gọi đây là Thập niên mất mát.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2015, kinh tế Nhật vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình chỉ dưới 1% mỗi năm.

Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010.[52] Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư của Nhật bản ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[53]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.

Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

Dịch vụ ngân hàngbảo hiểmbất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013)[54]. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như SonySumitomoMitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỷ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[55], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốtthực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm GDP của Nhật tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, chỉ kém hơn Hoa Kỳ và Liên Xô.

Sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nhân tố lịch sử: Kể từ Minh Trị duy tân đến trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã có 70 năm phát triển đất nước theo mô hình hiện đại và đã trở thành cường quốc số 1 châu Átrong thập niên 1930. Dù bị tàn phá nặng nề trong thế chiến, nhưng những nhân tố và kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn, họ có thể tận dụng kinh nghiệm này để nhanh chóng xây dựng lại nền kinh tế.
  • Nhân tố con người: trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã có đội ngũ chuyên gia khoa học và quản lý khá đông đảo, có chất lượng cao. Dù bại trận trong thế chiến 2 nhưng lực lượng nhân sự chất lượng cao của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, họ đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Người Nhật được giáo dục theo những luân lý của Nho giáo với những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao. Nhờ đó, giới quản lý Nhật Bản đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động.
  • Mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: những năm 1950, 1960, tiền lương nhân công ở Nhật rất thấp so với các nước phát triển khác (chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ), đó là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%)
  • Nhật Bản không có quân đội nên có thể giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, nguồn lực đó có thể chuyển sang phát triển kinh tế.
  • Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật: trước thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã là một cường quốc về khoa học, công nghệ. Sau chiến tranh, nhân tố này tiếp tục được phát huy.
  • Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về trang bị, khí tài và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2015). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt:

  • Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế: Phần lớn công nghiệp tập trung ở các đô thị phía Đông nước Nhật, trong khi đó các vùng phía Tây và các vùng nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có hai nước Nhật: một nước Nhật rất hiện đại ở các đô thị và một nước Nhật cũ kỹ ở các vùng nông thôn.
  • Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu tăng, kinh tế bị tác động mạnh.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty vì chạy theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và sinh con. Về lâu dài, mâu thuẫn này sẽ phát tác làm kinh tế dần trì trệ đi (tới cuối thế kỷ XX, tình trạng lão hóa dân số đã thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản)

Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào thập niên 1980, và đến những năm 1990 thì lâm vào trì trệ, tăng trưởng trung bình chỉ đạt 1.7%, chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ năm 2001 và chính thức suy thoái vào năm 2008 khi GDP giảm 3%, mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ.

Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái nhanh hơn. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này.[56] Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2015, kinh tế Nhật chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 1% mỗi năm. Kinh tế Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy thì trong 10 năm tới, Indonesia và Nga sẽ vượt qua Nhật về tổng GDP theo sức mua tương đương, còn Hàn Quốc và Đài Loan cũng sẽ sớm vượt qua Nhật về thu nhập bình quân đầu người.

Nhật Bản hiện là một trong các nước có chỉ số lạm phát thấp nhất thế giới[57]

Chỉ số thất nghiệp của Nhật từ 1998 đến 2008[58]

Giao thông

 

Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.

Năng lượng

Khoa học và công nghệ

Blu-ray sẽ là công nghệ DVD kế tục của thế giới[59][60][61]

 

Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Năm 2006, gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.[62]

Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tửô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất (năm 2000)[63]. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc, năm 2012)[64] và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu[65]cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm Mặt Trăng vào năm 2030[66]Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 2008 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm vũ trụ KennedyFlorida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo.[67]

Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã phần nào khẳng định được mình qua các lần đoạt giải NobelHideki Yukawa một trong những nhà khoa học ưu tú xuất thân từ Đại học Kyotogiành giải Nobel về vật lý năm 1949Sin-Itiro Tomonaga cũng nhận vinh dự tương tự năm 1965. Nhà vật lý chất rắn Leo Esaki sau này xuất thân từ Đại học Tokyo cũng đạt được vinh quang đó năm 1973Kenichi Fukui của Đại học Kyoto là một trong các nhà khoa học cùng chia giải Nobel hóa học năm 1981Susumu Tonegawa, cũng trưởng thành từ Đại học Kyoto trở thành người Nhật đầu tiên từ 2007 nhận giải này với các thành tựu về sinh hóa kể từ khi lãnh vực này được phát triển năm 1987. Các nhà khoa học nghiên cứu về hóa học cũng không chịu kém khi lần lượt nhận giải vào năm 20002001Hideki Shirakawa (Viện khoa học công nghệ Tokyo) và Ryoji Noyori (Đại học Kyoto). Năm 2002 là nhà vật lý Masatoshi Koshiba (Đại học Tokyo) và hóa học gia Koichi Tanaka (Đại học Tohoku). Năm 2008, Nhật Bản có bốn nhà khoa học nhận giải Nobel gồm có Yoichiro NambuMakoto KobayashiToshihide Maskawa và Osamu Shimomura. Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. Không những thế, Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều giải thưởng Fields nhất châu Á, giải thưởng được xem là Nobel Toán học với 3 lần đăng quang: Kunihiko Kodaira (1954), Hironaka Heisuke (1970), Mori Shigefumi (1990).

  • Tàu cao tốc Shinkansen-Type 500

  •  
  • Toyota Prius, ô tô sử dụng hỗn hợp xăng-điện, xe tiết kiệm nhiên liệu bán chạy nhất ở Mỹ năm 2008[68]

  •  
  • AIBO (Artificial Intelligence roBOt)

  •  
  • Module Kibo nhìn từ Trạm không gian quốc tế ISS

Giáo dục

Học sinh Nhật Bản.

 

Hệ thống tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị[69]. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác[70].

Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao[71]. Học sinh phải cố gắng thi đỗ vào các trường danh tiếng để đảm bảo có được việc làm tốt sau khi ra trường. Đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các thí sinh, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto[72]. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh mười sáu tuổi.[73]

Nhật Bản chi trên 7% GDP cho ngân sách giáo dục quốc gia[74]

Bên cạnh đó việc chăm sóc cho học sinh tàn tật cũng được Chính phủ quan tâm, Nhật Bản có riêng Cục phụ trách các vấn đề Tiểu học và Trung học chịu trách nhiệm chính về công tác chăm sóc giúp đỡ các học sinh tàn tật, ngoài ra Cục này còn phụ trách cả vấn đề giáo dục cho trẻ em Nhật Bản sống ở nước ngoài cũng như góp phần giám sát một hệ thống kiểm định và phân phối miễn phí sách giáo khoa cho các đối tượng trên. Gần đây cơ quan này còn kiêm nhiệm thêm một số chương trình thuộc mạng lưới giáo dục địa phương như các chính sách về việc quyết định đội ngũ công tác giáo dục, các tiêu chuẩn về diện tích trường lớp, số lượng giáo viên cho mỗi trường, và các vấn đề tài chánh liên quan.[75]

Vào năm 1991 có hơn 2,1 triệu học sinh được nhận vào 507 trường đại học. Tại đây các sinh viên sẽ được đào tạo bốn năm cho cấp bậc cử nhân và sáu năm cho bậc chuyên gia (Tiến sĩ). Có hai loại đại học công lập chính là đại học quốc gia (96 trường) và đại học vùng (39 trường) – do tỉnh hay thành phố lập ra. Cũng theo ghi nhận vào 1991, đã có khoảng 372 trường cao đẳng công được thành lập và đưa vào hoạt động.

Chi phí trung bình gồm học phí, phụ phí và sinh hoạt phí ở Nhật vào 1986 khoảng 1,4 triệu yên/năm (11.000 đô-la). Để hỗ trợ cho chi phí này, sinh viên được phép làm việc bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của chính phủ, ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác từ chính quyền địa phương, cơ quan phi lợi nhuận cũng góp phần không nhỏ về mặt tài chính hỗ trợ cho sinh viên.

Theo Phụ san Giáo dục đại học của tạp chí Times, hai trường đại học được cho là danh giá nhất ở Nhật hiện nay là Đại học Tokyo và Đại học Kyoto.

Ngân sách dành riêng cho công tác giáo dục năm 2005 là 5.733,3 tỉ yên (59 tỷ đô-la), chiếm 7% ngân sách quốc gia (82.182,9 tỉ yên) và chiếm 11.8% ngân sách cho các mục đích công. Hệ thống chiếu sáng cũng chiếm một phần đáng kể trong công tác phát triển cơ sở vật chất (161.3 tỉ yên). Ngân sách dành cho MEXT chủ yếu được chi dùng cho đổi mới công tác giáo dục, trợ giúp kinh phí cho các trường tư, cho vay học bổng và mở rộng các khóa giảng dạy về khoa học-công nghệ, các môn học về thể thao và văn hóa-mỹ thuật cũng được chú ý phát triển. Ngoài ra còn có các kế hoạch tăng lương cho giáo viên tiểu học công.[76]

Y tế

 

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Nhật chủ yếu được cung cấp bởi chính quyền trung ương và địa phương. Chi phí cho các dịch vụ cá nhân này, vốn do một hội đồng chuyên trách của chính phủ thông qua, được cung cấp bởi hệ thống bảo hiểm sức khỏe áp dụng rộng rãi và công bằng trên cả nước. Những công dân không muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm của các công ty nơi họ làm việc có thể tham gia vào các loại hình bảo hiểm sức khỏe quốc gia do chính quyền địa phương theo dõi và điều hành. Từ năm 1973, tất cả người già đều được cung cấp miễn phí các loại hình bảo hiểm sức khỏe do chính phủ đài thọ[77], trong đó bệnh nhân được tùy chọn cơ sở họ muốn dùng các hình thức chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.[78]

Quốc phòng

 

Hiện nay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản của Nhật có 225.000 người,[79] trong đó mạnh nhất là lực lượng hải quân.[cần dẫn nguồn] Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật Bản), chi tiêu quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ ba sau Mỹ-400 tỷ, trên cả Nga-15 tỷ. Từ năm tài khoá 2002ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới[80].

Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tăng cường hợp tác với Mỹ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị; trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.

Nhân sự kiện khủng bố 11/9Chính phủ và Quốc hội Nhật đã thông qua ba dự luật chống khủng bố gồm: Luật đặc biệt chống khủng bố, Luật sửa đổi Lực lượng phòng vệ và Luật sửa đổi Cục bảo an trên biển, cho phép Nhật lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai được phép cử quân đội ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng bố. Nhật Bản đã đưa 600 binh sĩ sang Iraq[81] thực hiện các hoạt động nhân đạo. Đây là bước chuyển mới trong chính sách quốc phòng của Nhật, từng bước tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ.

Tháng 1 năm 2007, Quốc hội Nhật Bản thông qua quyết định thành lập Bộ quốc phòng trên cơ sở Cục Phòng vệ trước đây, là bước tiến mới theo hướng giải thích lại hiến pháp và cho phép Nhật phòng thủ tập thể, đưa quân ra nước ngoài trong các chiến dịch giữ gìn hoà bình, giải quyết các xung đột khu vực.

Dân số

Nhật Bản hiện là nước đứng đầu về nơi có ít người nước ngoài sinh sống nhất trong G7[82]

 

Đến tháng 7 năm 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới[83], phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū.

Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.

Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006[84]. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi[85].

Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản
Thống kê hiện tại (2004)
Đơn vị: nghìn người

Tuổi Số lượng
0 - 4t G50.pngG01.pngG01.png 5735
5 - 9 G50.pngG03.pngG01.png 5938
10 - 14 G50.pngG05.png 6060
15 - 19 G50.pngG10.pngG01.png 6761
20 - 24 G50.pngG10.pngG10.png 7725
25 - 29 G50.pngG30.png 8755
30 - 34 G50.pngG30.pngG05.pngG03.pngG01.png 9819
35 - 39 G50.pngG10.pngG10.pngG05.pngG03.pngG01.png 8662
40 - 44 G50.pngG10.pngG10.pngG01.pngG01.png 7909
45 - 49 G50.pngG10.pngG10.pngG01.png 7854
50 - 54 G50.pngG30.pngG05.png 9300
55 - 59 G50.pngG30.pngG05.pngG03.png 9640
60 - 64 G50.pngG10.pngG10.pngG05.pngG03.pngG01.png 8652
65 - 69 G50.pngG10.pngG05.pngG01.pngG01.png 7343
70 - 74 G50.pngG05.pngG03.pngG01.png 6466
75 - 79 G30.pngG10.pngG05.pngG01.png 5098
trên 80 G50.pngG03.pngG01.png 5969

Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản
Thống kê hiện tại (2004)
Theo giới tính (Đơn vị: nghìn người)

Nam Tuổi Nữ
2943 G10.pngG10.pngG05.pngG01.png 0 - 4t R10.pngR10.pngR05.png 2792
3040 G10.pngG10.pngG05.pngG01.pngG01.png 5 - 9 R10.pngR10.pngR05.pngR01.png 2898
3105 G10.pngG10.pngG05.pngG03.png 10 - 14 R10.pngR10.pngR05.pngR01.pngR01.png 2955
3466 G30.pngG01.png 15 - 19 R30.png 3295
3955 G30.pngG05.pngG01.png 20 - 24 R30.pngR03.pngR01.png 3770
4461 G30.pngG10.png 25 - 29 R30.pngR05.pngR03.pngR01.png 4294
4960 G30.pngG10.pngG05.png 30 - 34 R30.pngR10.pngR03.pngR01.png 4859
4359 G30.pngG05.pngG03.pngG01.png 35 - 39 R30.pngR05.pngR03.pngR01.png 4303
3976 G30.pngG05.pngG01.png 40 - 44 R30.pngR05.pngR01.png 3933
3936 G30.pngG05.pngG01.png 45 - 49 R30.pngR05.png 3918
4633 G30.pngG10.pngG01.pngG01.png 50 - 54 R30.pngR10.pngR01.pngR01.png 4667
4762 G30.pngG10.pngG03.png 55 - 59 R30.pngR10.pngR03.pngR01.png 4878
4193 G30.pngG05.pngG03.png 60 - 64 R30.pngR10.png 4459
3484 G30.pngG01.png 65 - 69 R30.pngR05.png 3859
2951 G10.pngG10.pngG05.pngG01.pngG01.png 70 - 74 R30.pngR01.pngR01.png 3515
2168 G10.pngG05.pngG03.pngG01.png 75 - 79 R10.pngR10.pngR05.pngR01.png 2930
1902 G10.pngG05.pngG01.pngG01.png trên 80 R30.pngR05.pngR01.pngR01.png 4067

 

Dữ liệu dân số Nhật Bản trong quá khứ, và dự đoán trong tương lai

Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các vấn đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc sinh con khi trưởng thành, khiến tỉ suất sinh đẻ đang giảm mạnh. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100[85]. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này.[86]

Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.[87][88]

Cổng chào Shinto tại Fushimi Inari-taisha, Kyoto

Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại thừa[89][90]Phật giáoĐạo giáo và Nho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật. Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ XIX, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như Shinshūkyō và Tenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản.

99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vựng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe. Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Hán và cả tiếng Anh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai)[91]. Hệ thống chữ viết sử dụng chữ Hán và hai loại chữ kana (bảng âm tiết dựa trên chữ tiếng Hán, giống như ký tự Latinh) và chữ số Ả Rập. Tiếng Ryūkyūan, một phần của họ ngôn ngữ Nhật, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ này[92]Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaidō[93]. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.[94]

Danh sách các đô thị đông dân nhất Nhật Bản
Thứ Đô thị Khu hành chính Dân số Thứ Đô thị Khu hành chính Dân số


Tokyo
Yokohama
Yokohama

1 Đặc biệt khu Tokyo Đô Tokyo 8.483.050 11 Hiroshima Huyện Hiroshima 1.159.391
2 Yokohama Huyện Kanagawa 3.579.133 12 Sendai Huyện Miyagi 1.028.214
3 Osaka Phủ Osaka 2.628.776 13 Kitakyushu Huyện Fukuoka 993.483
4 Nagoya Huyện Aichi 2.215.031 14 Chiba Huyện Chiba 924.353
5 Sapporo Đạo Hokkai 1.880.875 15 Sakai Phủ Osaka 835.333
6 Kobe Huyện Hyōgo 1.525.389 16 Niigata Huyện Niigata 813.847
7 Kyoto Phủ Kyoto 1.474.764 17 Hamamatsu Huyện Shizuoka 804.067
8 Fukuoka Huyện Fukuoka 1.400.621 18 Shizuoka Huyện Shizuoka 710.944
9 Kawasaki Huyện Kanagawa 1.327.009 19 Sagamihara Huyện Kanagawa 701.568
10 Saitama huyện Saitama 1.176.269 20 Okayama Huyện Okayama 696.172
Theo số liệu điều tra dân số năm 2005

Áp lực cuộc sống và nạn tự sát

Xét về mặt xã hội, có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái sau khi tốt nghiệp trung học, liền bỏ ra thành thị làm công nhân. Sự kiện này chia rẽ nơi cư trú của cha mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông thôn của Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời kiêm thêm nghề khác. Trong khi đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị Nhật bị ví là "động vật kinh tế", chỉ những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua kiếm tiền đến mức gần như điên cuồng. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc về tuổi tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Do các áp lực cuộc sống ngày càng lớn, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản thuộc mức rất cao trên thế giới. Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.[95] Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm.[96] Trong năm 2009, 6.949 người tự tử vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).

Năm 2012 đã có 29.442 người Nhật tự sát (tỷ lệ 18,5 vụ/100.000 dân), cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung quốc và chỉ kém mức 28,9 vụ của Hàn Quốc. Tỷ lệ này cao hơn 60% so với trung bình thế giới[97]

Trong năm 2008, một nghiên cứu chính phủ Nhật Bản cho thấy gần 1/5 người Nhật Bản từng nghiêm túc nghĩ về việc tự sát vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ.[98] Trong năm 2010, một nghiên cứu mới cho thấy rằng nạn tự sát ở Nhật Bản làm nền kinh tế tổn thất khoảng 2,7 tỉ yên mỗi năm.[99]

Tình trạng lão hóa dân số

Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng lão hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Dân số giảm liên tiếp kể từ năm 2007, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi.

Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi[100].

Tôn giáo

 

Văn hóa

 

Búp bê trong lễ hội Hinamatsuri - lễ hội búp bê Nhật Bản dành cho các bé gái được tổ chức vào ngày 3 tháng ba hàng năm. Hàng trên cùng: Hoàng đế (O-dairi-sama) và Hoàng hậu (O-hina-sama). Hàng thứ hai: Ba nữ cận thần (san-nin kanjo), có nhiệm vụ dạy dỗ cho hoàng tử hay công chúa. Hàng thứ ba: Ngũ xướng âm (go-nin bayashi) gồm Trống đại, Trống tiểu, Trống tay, Sáo, Ca. Hàng thứ tư: Tả đại thần (Sadaijin)(già) và Hữu đại thần (Udaijin)(trẻ). Hàng thứ năm: Đội nha dịch gồm Tiếu nha (waraijougo) (vui), Khấp nha (nakijougo) (buồn) và Nộ nha (okorijougo) (giận)

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Áchâu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebanaorigamiukiyo-eđồ chơiđồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabukirakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạoBudōkiến trúcvườn Nhật và cả gươm NhậtẨm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật[101]. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980 [102].

Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ IX và X, hay như thể loại kịch  từ thế kỷ XIV và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ XVI[103]. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ XIX, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm nhạc gọi là J-pop.[104]

Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm 1993, cơ quan các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều người Nhật hát karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như triết hoa hay trà đạo.[105]

Hanami dango là một loại bánh gạo làm từ bột gạo giống như mochi (một loại bánh khác cũng làm từ gạo). Thường được dùng với trà trong những buổi thưởng ngoạn hoa anh đào của người Nhật.

Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ VIII Man'yōshū, tất cả đều được viết bằng Hán tự[106]. Vào giai đoạn đầu của thời kỳ Heian, hệ thống ký tự kana (Hiragana và Katakana) ra đời. Cuốn tiểu thuyết The Tale of the Bamboo Cutter được coi là tác phẩm ký sự lâu đời nhất của Nhật[107]. Một hồi ký về cuộc đời trong cung cấm được ghi trong cuốn The Pillow Book, viết bởi Sei Shōnagon, trong khi Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu thường được coi là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Trong thời kỳ Edo, văn học không thực sự phát triển trong giới Samurai như trong tầng lớp người chōninYomihon, là một ví dụ, đã trở nên nổi tiếng và tiết lộ sự thay đổi sâu kín này trong giới độc giả cũng như tác giả thời kỳ này[108]Thời kỳ Minh Trị chứng kiến một giai đoạn đi xuống trong các thể loại văn học truyền thống của Nhật, trong thời kỳ này thì văn học Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Natsume Sōseki và Mori Ōgaiđược coi là những văn hào tiểu thuyết "hiện đại" đầu tiên của Nhật, tiếp đó có thể kể đến Akutagawa RyūnosukeTanizaki Jun'ichirōYasunari KawabataYukio Mishima và gần đây hơn là Haruki Murakami. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994).[108]

  • Cá chép Koi - biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Thường được treo vào ngày lễ Koinobori 5 tháng năm dành cho các bé trai hàng năm

  •  
  • Omamori - một loại bùa may mắn thường được người Nhật đem theo bên mình để cầu xin sức khỏe, tình yêu hay học tập

  •  
  • Giếng thanh tẩy Chōzuya thường được đặt ở lối vào Điện Haiden, là nơi khách viếng rửa tay trước khi hành lễ

  •  
  • Hai Geisha đang trò chuyện gần Kinkaku-ji (Kim các tự), Kyōto

Văn học Nhật Bản

 

Toàn tập lịch sử văn học Nhật Bản từ thượng đại đến hiện đại.

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới[109] nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập[110]. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ VIII, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.

Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đạiTrung cổTrung thếCận thếCận đại và Hiện đại.[111]

Di sản văn hóa UNESCO

Địa điểm các di sản văn hóa thế giới của Nhật Bản

  • Chùa Hōryū (法隆寺 Hōryū-ji, Pháp Long tự) là một ngôi chùa ở Ikarugahuyện Nara. Tên đầy đủ là Pháp Long Học Vấn Tự (法隆学問寺 Hōryū Gakumonj), được biết đến với tên như vậy do đây là nơi vừa như một trường dòng, vừa là một tu viện. Ngôi chùa được biết đến như một trong các kiến trúc bằng gỗ có tuổi thọ cao nhất thế giới và là một nơi linh thiêng nổi tiếng ở Nhật Bản[112][113]. Vào năm 1993, được ghi tên vào "Các thắng cảnh di sản thế giới được UNESCO công nhận" và được chính phủ xếp loại di sản quốc gia.
  • Gusuku là từ của người Okinawa nghĩa là "lâu đài" hay "pháo đài". Viết bằng Kanji theo nghĩa "lâu đài", 城, phát âm là shiro[114]. Có nhiều Gusuku và các di sản văn hóa ở Ryukyu đã được UNESCO tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới.
  • Thành Himeji (姫路城 Himeji-jō?) là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo[115]. Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.
  • Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được gọi là Mái vòm nguyên từ (原爆ドーム Genbaku Dome)[116], ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới.
  • Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở KyotoUjin thuộc phủ Kyoto và Otsuở huyện Shiga[117]. Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.
  • Các công trình lịch sử Nara cổ.
  • Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama trên thung lũng sông Shogawa trải dài từ ranh giới huyện Gifu và Toyama phía bắc Nhật Bản[118]Shirakawa-go (白川郷, "Sông ánh bạc") tọa lạc ở khu làng Shirakawa huyện Gifu. Năm ngọn núi Gokayama (五箇山) bị chia cắt giữa khu làng cũ Kamitaira và Taira ở Nantotỉnh Toyama.
  • Thần xã Itsukushima (厳島神社, Itsukushima Jinja) là một ngôi đền Shinto trên đảo Itsukushima (tên cũ là Miyajima) ở thành phố Hatsukaichihuyện Hiroshima[119]. Một vài công trình tại đây cũng được chính phủ cho vào danh sách "Di sản quốc gia".
  • Mỏ bạc Iwami Ginzan (石見銀山 Iwami Ginzan?) là một khu vực khoáng sản tại thành phố Odahuyện Shimane, thuộc đảo Honshu[120]. Được UNESCO ghi tên năm 2007.
  • Dãy núi Kii hay bán đảo Kii (紀伊半島 Kii Hantō?)[121] - một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.
  • Vùng núi Shirakami (白神山地 Shirakami-Sanchi?) (Địa hạt của thần) nằm ở bắc Honshu. Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akitađến Aomori[122]. Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² được vào danh sách UNESCO.
  • Vườn quốc gia Shiretoko (知床国立公園 Shiretoko Kokuritsu Kōen?) chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido[123], theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất". Một trong các cơ sở tôn giáo hẻo lánh nhất của Nhật. Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, có thể trông thấy khu đảo tranh chấp Kunashiri từ đây. Ngoài ra công viên còn có thác nước nóng Kamuiwakka-no-taki. Theo người Ainu đây là dòng nước của các vị thần. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.
  • Nikko (日光市 Nikkō-shi?, "ánh nắng") là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền FutarasanShodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō. Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.[124]
  • Yakushima (屋久島 Yakushima?) là một đảo diện tích 500 km² và gần 15.000 cư dân, nằm về phía nam của Kyushu ở huyện Kagoshima[125], bị chia cắt khỏi Tanegashima bởi eo biển Vincennes với ngọn núi cao nhất của đảo Myanoura 1.935 m. Được vây quanh bởi rừng rậm dày đặc, đặc trưng với cây thông liễu (ở Nhật gọi là Sugi) và nhiều họ cây đỗ quyên.

Tôn giáo

Các vị kami trong Thần đạo của Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáoThần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Vào thế kỉ thứ VIPhật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều TiênNghệ thuật và kiến trúc tinh tế của đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quan tâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật giáo đã ra đời và phát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền tông (Zen). Thiên chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóaxã hội và lối sống của người Nhật.

Ẩm thực

Sushi, món ăn đặc trưng của Nhật Bản thường ăn kèm với wasabi.

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushitrà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.

Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản. Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này.

Kẹo Nhật Bản truyền thống được biết đến như là wagashi . Các thành phần như đậu đỏ và mochi được sử dụng. Món ăn ngày nay hiện nay bao gồm kem trà xanh , một hương vị rất phổ biến. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đều sản xuất một phiên bản của nó. Kakigori là một món tráng miệng đá cay có hương vị xi rô hoặc sữa đặc. Nó thường được bán và ăn ở các lễ hội mùa hè. Các loại đồ uống phổ biến ở Nhật như sake , đó là đồ uống có gạo nâu mà thường chứa 15% ~ 17% cồn và được làm từ quá trình lên men gạo. Bia được sản xuất ở Nhật Bản từ cuối những năm 1800[126] và được sản xuất ở nhiều vùng bởi các công ty bao gồm Nhà máy bia Asahi , Nhà máy bia Kirin và Nhà máy bia Sapporo - nhãn hiệu bia lâu đời nhất ở Nhật Bản.

Ngày lễ

Nhật Bản có chính thức 16 ngày nghỉ quốc gia được chính phủ công nhận. Các ngày nghỉ lễ Nhật Bản được điều chỉnh theo luật nghỉ lễ năm 1948 the Public Holiday Law (国民の祝日に関する法律 Kokumin no Shukujitsu ni Kansuru Hōritsu). Từ những năm 2000 Nhật Bãn đã thực hiện  Happy Monday System, đưa một số ngày lễ rơi vào cuối tuần lên thứ hai để có một ngày nghỉ dài. Vào năm 2006, nước này quyết định thêm ngày  Shouwa, một ngày nghỉ quốc gia mới, thay cho ngày Greenery Day vào ngyaf 29/04 và chuyển ngày Greenery Day đến ngày 04/05. Quyết định này có hiệu lực vào năm 2007. Năm 2014, Nhật Bản thêm ngày Mountain Day (山の日 Yama no Hi) vào ngày 11/08, sau khi được đề xuất bởi câu lạc bộ leo núi Nhật Japanese Alpine Club.

Các ngày lễ của Nhật Bản là New Year's Day vào 01/01, Coming of Age Day vào ngày hai tiếp theo của tháng 1, National Foundation Day vào 11/02, Vernal Equinox Day vào 20 hoặc 21 tháng 3, Shōwa Day vào 29/04, Constitution Memorial Day vào 03/05, Greenery Day vào 04/05,  Children's Day vào 05/05, Marine Day vào ngày thứ hai tuần thứ ba của tháng 7, Mountain Day vào ngày 11/08, Respect for the Aged Day vào ngày thứ hai tuần thứ ba của tháng 9, Autumnal Equinox vào 23 hoặc 24 tháng 9, Health and Sports Day vào ngày thứ hai của tháng 10, Culture Day vào 03/11, Labour Thanksgiving Day vào ngày 23/11, and The Emperor's Birthday vào 23/12.

Hình ảnh

Thể thao

 

Mao Asada, huy chương vàng của giải vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới, trong buổi lễ phát thưởng tại đấu trường Torino Palavela, Italia.

Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật[127]. Các môn võ như judokarate & kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước. Sau thời kỳ Minh Trị, rất nhiều môn thể thao phương Tây đã du nhập vào Nhật và lan truyền nhanh chóng trong hệ thống giáo dục.[128]

Giải Bóng chày Nhật Bản được thành lập năm 1936[129]. Ngày nay, bóng chày là môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại quốc gia này. Một trong những cầu thủ bóng chày nổi tiếng nhất của Nhật là Ichiro Suzuki, người đã từng dành danh hiệu cầu thủ đáng giá nhất Nhật Bản các năm 1994, 1995, 1996 và hiện đang chơi cho giải bóng chày Bắc Mỹ (tên tiếng Anh: Major League Baseball).

Từ khi có sự thành lập Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1992, môn thể thao này cũng đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ[130]. Nhật Bản là nước tổ chức Cúp bóng đá liên lục địa từ năm 1981 tới 2004 và là nước đồng chủ nhà World Cup 2002 cùng Hàn QuốcĐội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản là một trong những đội bóng thành công nhất ở châu Á với bốn lần dành chức vô địch cúp bóng đá châu Á. Nhật Bản là đất nước đầu tiên ở châu Á tổ chức 1 kỳ Thế vận hội, không kỳ Thế vận hội gì khác đó là Thế vận hội Mùa hè 1964 tổ chức tại Tokyo.

Golf[131]đua ô tô, giải đua ô tô Super GT và Formula Nippon[132] cũng là những môn thể thao nổi tiếng ở Nhật. Đường đua Twin Ring Motegi được Honda hoàn thành xây dựng năm 1997 để đưa môn đua công thức 1 tới Nhật.

Trượt băng nghệ thuật cũng là một trong các môn thể thao phổ biến tại Nhật Bản; đặc biệt với sự cạnh tranh giữa Mao Asada và Kim Yuna gần đây đã nổi lên như một hiện tượng và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng Nhật Bản.

Đối ngoại và quốc phòng

Nhật Bản là thành viên của nhóm G8, khối APEC và ASEAN+3, đồng thời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á. Nhật Bản đã ký một hiệp ước an ninh với Úc vào tháng 3 năm 2007[133] và với Ấn Độ vào tháng 10 năm 2008.[134] Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ năm thế giới qua hình thức hỗ trợ phát triển chính thức; nước này đã đóng góp 9,2 tỷ US$ trong năm 2014.[135]

Nhật Bản xây dựng quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự với Hoa Kỳliên minh an ninh Mỹ-Nhật đóng vai trò nền tảng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này.[136] Gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1956, Nhật Bản đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an với tư cách là nước thành viên không thường trực tổng cộng 21 năm, lần gần đây nhất là nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2017. Nhật Bản là một trong những nước G4 đang theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.[137]

Nhật Bản cũng vướng vào những vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng: với Nga về chủ quyền trên quần đảo Nam Kuril, với Hàn Quốc về chủ quyền trên đảo Liancourt, với Trung Quốc và Đài Loan về chủ quyền trên quần đảo Senkaku, và với riêng Trung Quốc về phạm vi EEZ quanh Okino Tori-shima.[138] Quốc gia này cũng đang phải đối mặt với mâu thuẫn từ vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ, cũng như các căng thẳng xung quanh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa trên bán đảo Triều Tiên (xem thêm: Đàm phán Sáu bên).[139]

Quân đội Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ) bị giới hạn bởi Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, trong đó quy định nước này từ bỏ quyền tuyên chiến hoặc sử dụng vũ lực quân sự trong các cuộc xung đột quốc tế. Như vậy, Lực lượng Phòng vệ (JSDF) là binh lực quốc phòng thuần túy và không bao giờ được phép nổ súng bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.[140] Lực lượng này do Bộ Phòng vệ quản lý, và gồm ba binh chủng chính yếu là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (JGSDF), Lực lượng Phòng vệ Biển (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ Trên không(JASDF). Lực lượng này gần đây đã mở rộng dần phạm vi hoạt động của mình, chẳng hạn như hỗ trợ công cuộc gìn giữ hòa bìnhviệc đưa binh sĩ sang Iraq đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của quân đội Nhật Bản bên ngoài lãnh thổ nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[81] Hiện nay Nhật Bản là một trong những nước duy trì ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới

Nguồn: / 0

Tags : chi tiết 

Trung Quốc

Các quốc gia

Trung Quốc (tiếng Trung: 中国), tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国), là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người.

Hoa Kỳ

Các quốc gia

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần...

 1283 Đọc tiếp

Đức

Các quốc gia

Đức (tiếng Đức: Deutschland, phát âm [ˈdɔʏtʃlant]), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland, nghe (trợ giúp·chi tiết)),[a][6] là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

 1313 Đọc tiếp

Anh

Các quốc gia

Anh (tiếng Anh: England, /ˈɪŋɡ.lənd/) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[3][4][5] Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về...

 1052 Đọc tiếp

Pháp

Các quốc gia

Pháp (tiếng Pháp: France; phát âm tiếng Pháp: [fʁɑ̃s]), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française[ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ...

 1046 Đọc tiếp

Nga

Các quốc gia

Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə], quốc danh hiện tại là Liên bang Nga[6][7] (tiếng Nga: Российская Федерация (trợ giúp·chi tiết), chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya, IPA [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía...

Nhật Bản

Các quốc gia

Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本 Nippon [nip̚põ̞ɴ] hoặc Nihon [nihõ̞ɴ]; tên chính thức 日本国 Nippon-koku (trợ giúp·chi tiết) hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á.

 1094 Đọc tiếp

Ả Rập Xê Út

Các quốc gia

Ả Rập Xê Út, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية al-Mamlakah al-‘Arabiyyah as-Su‘ūdiyyah, phát âm (trợ giúp·chi tiết)) là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập.

 1140 Đọc tiếp