Danh sách bài viết

Nhiệm vụ của sinh học

Cập nhật: 20/08/2020

Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật,... Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con ngườì. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng đề sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của Sinh học cũng như Thực vật học.

 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

I. Lý thuyết

  • Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật,... Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con ngườì.
  • Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng đề sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của Sinh học cũng như Thực vật học.

1. Sinh vật trong tự nhiên

a) Đa dạng của thế giới sinh vật

  • Sinh vật đa dạng
  • Có ảnh hưởng cuộc sống của con người

Lý thuyết môn Sinh học lớp 6

b) Nhóm các sinh vật

Lý thuyết môn Sinh học lớp 6

STT Tên sinh vật Nơi sống Kích thước(to, trung bình, nhỏ) Có khả năng di chuyển Có ích hay có hại
1 Cây mít trên cạn To Không Có ích
2 Con voi trên cạn To Có ích
3 Con giun đất Trên cạn Nhỏ Có ích
4 Con cá chép Dưới nước Trung bình Có ích
5 Cây bèo tây Dưới nước Nhỏ Trôi nổi Có ích
6 Con ruồi mặt nước Nhỏ Có hại
7 Nấm rơm Trên cạn Nhỏ Không Có ích
8 Cây nhãn Trên cạn To Không Có ích
9 Con mèo Trên cạn Trung bình Có ích
10 Hoa hồng Trên cạn Nhỏ Không có ích

Kết luận:

* Nhiệm vụ của học sinh:

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường ngoài, tìm cách sử dụng hợp lý chúng, phục vụ đời sống con người.

* Nhiệm vụ của thực vật học:

  • Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, hoạt động sống của thực vật.
  • Nghiên cứu đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau.
  • Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người.

II. Bài tập

Câu 1. Kể tên một số sinh vật trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người.

Trả lời:

STT Tên sinh vật Nơi sống của sinh vật
Trên cạn Dưới nước Cơ thể người
1 Con mèo +    
2 Cá chép   +  
3 Con ghẻ     +
4 Con cá thu   +  
5 Con giun đũa     +
6 Con gà +    
7 Con tôm   +  
8 Con lợn +    
9 Con cá voi   +  
10 Con chấy     +
11 Cá cảnh   +  
12 Chim đà điểu +    

Câu 2. Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

Trả lời:

Nhiệm vụ của thực vật học là: Nghiên cứu hình thái, cấu tạo và đời sống cũng như sự đa dạng của thực vật đế sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.

Câu 3. Hãy nêu tên 3 sinh vật có ích và 3 sinh vật có hại cho người theo bảng dưới đây:

STT Tên sinh vật Nơi sống Công dụng Tác hại
1        
2        
3        
...        

Trả lời

STT (1) Tên sinh vật (2) Nơi sống (3) Có ích (4) Có hại (5)
1 Cây lúa Trên đất Cây lương thực  
2 Con bò Trên đất Lấy sức kéo  
      Lấy thịt, sữa  
3 Cây hồng Trên đất Cây ăn quả  
4 Cây lá han Trên đất   Lá có chất độc gây ngứa cho người và động vật.
5 Con đỉa Dưới nước   Hút máu người và động vật.
6 Con chuột Trên đất   Phá hoại các dụng cụ gia đình, phá mùa màng và truyền bệnh

A. Tóm tắt lý thuyết

Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật,...

Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con ngườì.

Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của Sinh học cũng như Thực vật học.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 9 Sinh Học lớp 6:

Bài 1: (trang 9 SGK Sinh 6)

Kể tên một số sinh vật trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

STT

Tên sinh vật

Nơi sống của sinh vật

Trên cạn

Dưới nước

Cơ thể người

1

Con mèo

+

 

 

2

Con cá chép

 

+

 

3

Con ghẻ

 

 

+

4

Con cá thu

 

+

 

5

Con giun đũa

 

 

+

6

Con gà

+

 

 

Bài 2: (trang 9 SGK Sinh 6)

Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Nhiệm vụ của thực vật học là: Nghiên cứu hình thái, cấu tạo và đời sống cũng như sự đa dạng của thực vật để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.

Bài 3: (trang 9 SGK Sinh 6)

Hãy nêu tên 3 sinh vật có ích và 3 sinh vật có hại cho người theo bảng dưới đây:

STT (1)

Tên sinh vật (2)

Nơi sống (3)

Công dụng (4)

Tác hại (5)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

....

 

 

 

 

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

STT (1) 

Tên sinh vật (2)

Nơi sống (3) 

Công dụng (4)

Tác hại (5) 

1

Cây lúa

Trên đất

Cây lương thực

 

2

Con bò

Trên đất

Lấy sức kéo, lấy thịt, sữa

 

3

Cây hồng

Trên đất

Cây ăn quả

 

4

Cây lá han

Trên đất

 

Lá có chất độc gây ngứa cho người và động vật.

5

Con đỉa

Dưới nước

 

Hút máu người và động vật.

6

Con chuột

Trên đất

 

Phá hoại các dụng cụ gia đình, phá mùa màng và truyền bệnh

Bài 1. Vì sao nói cây đậu, con gà là một cơ thể sống? Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Con gà và cây đậu mặc dù rất khác nhau nhưng chúng lại có chung những đặc điểm như: lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài cơ thể, nhờ vậy mà chúng lớn lên. Khi lớn lên đến một mức độ nhất định thì chúng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.

Những điểm chung trên cũng chính là những đặc điểm chung của cơ thể sống.

Bài 2.

- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

- Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học có hoàn toàn giống nhau không?

Hướng dẫn trả lời:

  • Thực vật học có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức cơ thể, sự đa dạng, sự phát triển của thực vật, đồng thời tìm hiểu vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người để sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo thực vật.
  • Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học không hoàn toàn giống nhau, vì nhiệm vụ của Thực vật học chỉ là một phần trong nhiệm vụ của Sinh học. Sinh học có nhiệm vụ rộng hơn không những nghiên cứu thực vật mà còn có nhiệm vụ nghiện cứu toàn bộ sinh giới.

Bài 3. Quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK và quan sát trong thực tế đời sống, trả lời các câu hỏi sau:

-Kể tên một số cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc.

- Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu.

- Hãy nêu đặc điểm chung của giới Thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

Một số cây sống ở đồng bằng như ngô, lúa, đậu, đa, xoài, mít...

  • Sống ớ đồi núi như chè, cao su, lim...
  • Sống ở ao hồ như sen, súng, rau muốngề..
  • Sống ở sa mạc như xương rồng, cỏ lạc đà, chà là...

Một số cây gỗ sống làu năm như cây chò, cây xà cừ, cây phi lao, cây mít... Một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu như cây bèo tấm, cây rêu, cây rau bợ, cây rau mùi...

Đặc điểm chung của giới Thực vật: thực vật rất đa dạng và phong phú, có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Bài 4.

a) Quan sát hình 4.1 SGK, hãy ghi tên các cơ quan của cây cải:.........................

b) Quan sát hình 4.2 SGK đánh dấu X vào bảng dưới đây những cơ quan mà cây có

bài tập SBT môn sinh học lớp 6

Hướng dẫn trả lời:

a) Các cơ quan của cây cải:

Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá.

Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.

b) Để đánh dấu X vào bảng những cơ quan mà cây có, cần:

bài tập SBT môn sinh học lớp 6

Xác định được nhóm cây có hoa gồm: cây chuối, cây sen, cây khoai tây. Những cây thuộc nhóm này có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt). Những cây còn lại gồm cây rau bợ, cây dương xỉ, cây rêu, chúng có cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá còn cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

Bài 5. Hãy kể tên 5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa và 5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa.

Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Hướng dẫn trả lời:

  • 5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa: cà chua, ớt, đu đủ, lạc, dừa (các em có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát cây có hoa hoặc quả).
  • 5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa : rêu, dương xỉ, cây rau bợ, cây thông, cây thiên tuế (các em cũng có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát thấy cây không bao giờ ra hoa. Một điều các em cần lưu ý nón thông không phải là hoa).
  • Dựa vào đặc điểm, cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là có hoa, quả còn cơ quan sinh sản của thực vật không có hoa là không có hoa, quả để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa.

Nguồn: /