Danh sách bài viết

Nội môi, hằng tính nội môi

Cập nhật: 28/12/2017

Nội môi, hằng tính nội môi

Nội môi

Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người trưởng thành là dịch. Hầu hết dịch của cơ thể nằm trong tế bào, lượng dịch này được gọi là dịch nội bào. số còn lại chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dịch cơ thể nằm ở ngoài tế bào và được gọi là dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào luôn luôn đưọc vận chuyển khắp cơ thể nhờ hệ thống tuần hoàn mà chủ yếu là tuần hoàn máu. Máu và dịch nằm trong tế bào được trao đổi qua lại nhờ sự khuếch tán dịch và vật chất qua thành mao mạch, Dịch ngoại bào cung cấp chất dinh dưõng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các tế bào. Như vậy về căn bản các tế bào trong cơ thể đều được sống trong cùng một môi trưòng đó là dịch ngoại bào và vì vậy dịch ngoại bào được gọi là môi trường bên trong của cơ thể hay còn gọi là nội môi. Thuật ngữ này đã đưọc nhà sinh lý học Claude Bernard đề ra từ thế kỳ thứ XIX. Các tế bào chỉ có thể tồn tại, phát triển và thực hiện đưọc chức năng của nó khi được sống trong môi trường thích hợp và ổn định về nồng độ các chất nhu oxygen, glucose, các ion, các acid amin, các acid béo và các thành phần khác. Khái niệm về sự ổn định nồng độ các chất trong dịch ngoại bào đưọc Cannon (1871-1945) gọi là “homeostasis”.

Nội môi và hằng tính nội môi

Nội môi và hằng tính nội môi

Sự khác nhau cơ bản giữa dịch ngoại bào với dịch nội bào đó là dịch ngoại bào chứa nhiều chất dinh dưỡng như oxygen, acid amin, acid béo, chứa một lượng lớn các ion Na+, cr, HCO3 trong khi đó dịch nội bào lại chứa nhiều ion K+, Mg++, PO4 Cơ chế đặc biêt về sự vận chuyển các ion qua màng tế bào để duy trì sự khác biệt này sẽ được đề cập đến trong những phần tiếp theo của chương trình sinh lý học.

Hằng tính nội môi.

Thuật ngữ hằng tính nội môi (homeostasis) được các nhà sinh lý học dùng với nghĩa là sự duy trì tính hằng dinh của nội môi vì đây chính là điều kiện để các tế bào, các cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể có thể đảm bảo đưọc chức năng của chúng.

Hằng tính nội môi được thực hiện nhờ ba hệ thống. Đó là hệ thống tiếp nhận chất dinh dưỡng, tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng; các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đến các tế bào nhờ hệ thống vận chuyển mà chủ yếu là tuần hoàn máu; trong quá trình chuyển hóa các tế bào sử dụng các chất dinh dưỡng cần thiết và thải các sản phẩm chuyến hóa ra dịch ngoại bào và qua hệ thống bài tiết, các sản phẩm chuyển hóa không cần thiết cho cơ thể được thải ra ngoài.

  • Hệ thống tiếp nhận chất dinh dưỡng, tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng bao gồm hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ thống các tế bào trong cơ thể

-Hệ tiêu hóa: thức ăn dược cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể được vận chuyển qua ổng tiêu hóa đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Trong quá trình vận chuyển thức ăn được nghiền nhỏ và vận chuyển nhờ cơ chế cơ học và đưọc tiêu hóa thành các sản phẩm có khả năng hấp thu được nhiều nhất các men tiêu hóa và các thành phần khác trong các dịch tiêu hóa do các tuvến tiêu hóa bài tiết. Nhờ có hệ thống này mà cơ thể có thể tiếp nhận đủ các chất dinh dưỡng như glucosc, acid béo, acid amin, các ion, các vitamin…

Rối loạn hoạt động của hệ thống này có thể sẽ không tiếp nhận đủ các chất dinh dưõng để đảm bảo tính hằng định của nội môi — một điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển.

-Hệ hô hấp bao gồm từ mũi đến khí quản, phế quản, các phế nang, màng khuếch tán khí, màng phôi cho đến các cơ hô hấp và lồng ngực. Sự hoạt động của hệ thống này đàm bảo sự lưu thông khí từ ngoài vào cơ thể và từ cơ thể ra ngoài để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxygen cho tế bào đồng thời thải C02 ra ngoài. Tổn thương hoăc rối loạn hoạt động hệ thống hô hấp sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ thể vì oxygen không chỉ là nhiên liệu cho quá trình thiêu đốt vật Chất mà còn là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình điều hòa hằng tính nội môi.

-Gan: không phải tất cà các chất dinh dưỡng dược hấp thu qua hệ thống tiêu hóa đều có thể được sừ dụng ngay cho tế bào. Gan có nhiệm vụ thay đổi thành phần hóa học của nhiều chất thành những dạng thích hợp hơn cho tế bào. Gan cũng là nơi tổng hợp một số chất khi các tế bào sử dụng không hết trở thành dạng dự trữ cho cơ thể và ngưọc lại nó lại có khả năng phân giải chúng để cung cấp cho tế bào khi cần thiết.

-Hệ thống cơ: hệ thống cơ vân giúp cơ thể vận động để tìm kiếm, chế biến thức ăn. Hệ thống cơ trơn giúp cho việc tiếp nhận, vận chuyển khí và chất dinh dưỡng từ ngoài vào cơ thể và từ cơ thể thải ra ngoài.

  • Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng: đó là hệ thống dịch ngoại bào như máu, dịch bạch huyết, dịch kè, dịch não tủy… đặc biệt máu.

Máu là loại dịch ngoại bào đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể. Tuần hoàn máu gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong hệ tuần hoàn đến các mỏ và giai đoạn thứ hai là sự trao đổi dịch và chất dinh dưỡng giữa mao mạch và các tế bào. Tại mô liên tục có sự trao đổi dịch và chất dinh dưỡng giữa máu và dịch kẽ, dịch này chứa đầy trong các khoảng giữa tế bào. Thành của mao mạch có các lỗ nhỏ khiến cho dịch và phần lớn các chất có thể khuếch tán qua lại dễ dàng từ mao mạch ra dịch kẽ và ngược lại. Nhờ vậy ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, dịch ngoại bào có trong máu và trong dịch kẽ luôn trộn vào nhau và duy trì được tính đồng nhât. để đảm bảo được sự vận chuyển liên tục này có thể có một hệ thống bơm bao gồm tim và hệ thống mạch. Rối loạn hoạt dộng hệ thống này sẽ rối loạn quá trình vận chuyến chất dinh dưỡng đến tế bào và hoạt động chức năng của tế bào.

  • Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa: đây là chặng cuối cùng trong quá trình tạo hằng tính nội môi. Các tế bào tiếp nhận và sử dụng các chất dinh dưỡng cho quá trình chuyển hóa trong tế bào. Trong quá trình chuyển hóa, năng lượng sẽ được sinh ra cho tế bào hoạt dộng, một số chất sẽ được tổng hợp để tái tạo tế bào đồng thời cũng sinh ra một số sản phẩm chuyến hóa mà cơ thể càn phải thải ra ngoài. Tham gia vào hệ thống bài tiết này có nhiều cơ quan và hệ thống cơ quan như hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và da.

-Hệ thống hô hấp: cùng lúc phổi lấy oxygen từ không khí bên ngoài vào cơ thể rồi trao oxy cho tế bào thì máu cũng nhận C02 từ các tế bào rồi chuyển đến phổi và thải ra ngoài. Rối loạn thông khí phổi không chỉ ảnh hưỏng đến sự tiếp nhận oxygen cho cơ thể mà cũng ảnh hưỏng đến quá trình thải C02 và làm rối loạn hoạt động của cơ thể vì nồng độ cơ, cũng là một trong những yếu tố điều hòa hoạt dộng chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

-Hệ thống tiết niệu: gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu dạo. Máu qua thận sẽ đưọc thận lấy đi các chất không cần thiết cho cơ thể hoặc các chất cần thiết nhưng có nồng độ vượt quá yêu cầu của cơ thể rồi thải ra ngoài, ngược lại thận lại tái hấp thu các chất cho cơ thể khi nồng độ của nó thấp dưói mức bình thường.

Như vậy thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc và thải bỏ các chất không cần thiết cho cơ thể như urê và một số các sản phẩm chuyển hóa khác và tham gia điều chỉnh nồng độ các chất trong máu.

-Hê thống tiêu hóa: sau khi tiếp nhận, tiêu hóa các chất dinh dưỡng thành những sản phẩm có thể có thể hấp thu được, những sản phẩm còn lại mà có thể không sử dụng được như các chất xơ, xác các vi khuẩn đường ruột, dịch tiêu hóa., sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân.

-Da: hệ thống da vừa là cơ quan bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết. Da đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều nhiệt. Cân hằng thân nhiệt cũng là một trong những yếu tố quan trọng của hằng tính nội môi. Thông qua việc bài tiết mồ hôi mà da có thể tham gia điều hòa thân nhiệt, ngoài ra một số ion như Na+ hoặc chì cũng được bài tiết qua da và niêm mạc.

Nhờ ba quá trình trên mà thành phần cùa nội môi được đổi mới không ngừng.

Nguồn: / 0

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

Sinh lý học

I. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1. Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào

Sinh lý học

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào Đại cương về chức năng tế bào

 1572 Đọc tiếp

Nội môi, hằng tính nội môi

Sinh lý học

Nội môi, hằng tính nội môi Nội môi Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người

 2797 Đọc tiếp

Công nghệ diệt khuẩn mới bằng nano bạc tươi nguyên chất

Sinh lý học

Nano bạc tươi dùng để ngâm rửa thực phẩm, lau vết thương, vệ sinh, diệt khuẩn vật dụng trẻ em, khử mùi... Công nghệ diệt khuẩn bằng nano bạc (Nano Silver) hiện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này vẫn chưa phát...

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Sinh lý học

Theo y học đông tây, những nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người đến từ những nguyên nhân: nội tại, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI

Sinh lý học

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-MƯỜI THỜI KỲ TUỔI THỌ CON NGƯỜI: Theo các nhà tâm lý giáo dục, đời sống tâm sinh lý của con người được diễn...

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

Sinh lý học

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng...

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

Sinh lý học

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-KHÁI NIỆM VỀ VIỆC PHÒNG BỆNH: Theo y khoa cổ truyền, việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện...

THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

Sinh lý học

1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN: Thói quen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành...

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN

Sinh lý học

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ, Soạn Giả Sách " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại " (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)