Danh sách bài viết

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Cập nhật: 27/08/2020

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26

Hình 1: Một số cây tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá

Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26

2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26

Hình 2: Một số cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 26

Hình 3: Sơ đồ tư duy Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

B. Bài tập minh họa Sinh học lớp 6 bài 26

Câu 1: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ:

A. Cây sắn, khoai lang, rau má

B. Cây gừng, cây nghệ, cây cỏ gấu

C. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào

D. Cỏ tranh, củ cải, rau má

Câu 2: Quan sát củ khoai tây cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì?

A. Thân rễ

B. Bằng lá

C. Thân củ

D. Rễ củ

Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:

A. Sinh sản bằng cách cho hạt nảy mầm, không có sự can thiệp của con người.

B. Sinh sản bằng cách có sự can thiệp của con người.

C. Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

D. Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng rễ.

Câu 4: Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào thường gặp:

A. Thân rễ, thân củ, lá

B. Bằng lá, rễ củ, thân củ

C. Thân rễ, thân củ, rễ củ, lá

D. Rễ củ, thân rễ, lá

Câu 5: Muốn củ khoai lang, khoai tây không mọc mầm ta phải bảo quản nó như thế nào?

A. Sau khi thu hoạch, đặt chúng ở ngoài vườn, chỗ mát

B. Xếp chúng ở góc nhà, chỗ ẩm.

C. Xếp chúng lên giàn tre, để nơi thoáng

D. Cả ba cách đều được

A. Tóm tắt lý thuyết:

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 88 Sinh Học lớp 6:

Bài 1: (trang 88 SGK Sinh 6)

Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

STT

Tên cây

Sinh sản bằng thân bò

Sinh sản bằng lá

1

Rau má

+

 

2

Cây thuốc bỏng

 

+

3

Cây rau dấp

+

 

Bài 2: (trang 88 SGK Sinh 6)

Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Nhiều loại cỏ dại (như cỏ tranh, cỏ gấu...) có khả năng sinh sản bằng thân rễ, chỉ cần một mảnh thân rễ có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Vì vậy, muốn tiêu diệt các loại cỏ này phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất.

Bài 3: (trang 88 SGK Sinh 6)

Hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Bài 4: (trang 88 SGK Sinh 6)

Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo. Người ta trồng khoai lang bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ (không già và không non), cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã được chuẩn bị trước.

Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.

Nguồn: /