Danh sách bài viết

Tài nguyên nước có phải là vô tận không?

Cập nhật: 25/08/2018

Trái Đất còn có tên gọi là “Hành tinh của nước”. 71% diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương. Trên Trái Đất ước tính có 1.400 triệu tỉ m3 nước, trong đó khoảng 94% phân bố ở đại dương.

Hiện nay nước mặn còn rất ít được dùng vào sản xuất và sinh hoạt. Tài nguyên nước ngọt trên toàn thế giới ước tính vào khoảng 35% triệu tỉ m3. Trong số tài nguyên nước ngọt này, có một phần rất lớn chúng ta không thể sử dụng. Ví dụ như băng hà phân bố ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các đỉnh núi cao, băng tuyết vĩnh cửu trên các vùng cao lạnh giá, nước ngầm dưới mặt đất và các mạch nước nằm ở tầng đất sâu dưới lòng đất... lượng nước này chiếm tới khoảng 99,7% lượng nước ngọt.

Nguồn tài nguyên nước ngọt mà hiện nay con người sử dụng gồm nước trong các ao hồ, trong các dòng sông và nước ở tầng nông ngay sát mặt đất. Lượng nước ngọt này chỉ chiếm có 0,3% tổng lượng nước ngọt, chiếm 0,007% tổng trữ lượng nước toàn cầu. Điều này nói lên rằng tài nguyên nước ngọt mà con người có thể sử dụng là có hạn, không phải là vô Tuy tài nguyên nước ngọt là có hạn nhưng lượng nước ấy không phải là không đủ để con người sử dụng. Lượng nước ngọt bình quân mỗi người được sở hữu là hàng vạn m3. Nhưng tài nguyên nước ngọt phân bố không đồng đều trên Trái Đất.

Vùng phụ cận xích đạo và Nam Cực là khu vực có tài nguyên nước tương đối phong phú trên Trái Đất, phần giữa châu Á, Bắc châu Phi là những khu vực có tài nguyên nước tương đối nghèo nàn. Những nước Ethiopia, Kenia ở châu Phi là những quốc gia thiếu nước tương đối trầm trọng. Những khu vực ở Tây bắc Trung Quốc như khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương, Hoàng Hoài Hải đều là những khu vực có tài nguyên nước nghèo nàn, lượng nước bình quân đầu người ở khu vực Hoa Bắc chỉ là 250m3/năm; không bằng 1/4 lượng nước bình quân đầu người của Trung Quốc.

Thêm vào đó những nguyên nhân như sự phát triển của sản xuất công - nông nghiệp, sự gia tăng dân số... đều làm giảm lượng nước bình quân đầu người. Khi con người sử dụng tài nguyên nước cũng còn tồn tại những vấn đề như lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước làm cho nguồn tài nguyên nước vốn đã thiếu hụt càng trở nên kiệt quệ. Điều ấy là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng trên 60% khu vực trên Trái Đất bi thiếu nước. Ở một số quốc gia thậm chí còn xuất hiện tình trạng không có nước sinh hoạt.

Nguồn: / 0