Danh sách bài viết

Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Cập nhật: 01/08/2020

Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và hút chất nhầy từ đầu nhụy tiết ra rồi trương lên và nảy mầm thành ống phấn, tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn.

1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

  • Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và hút chất nhầy từ đầu nhụy tiết ra rồi trương lên và nảy mầm thành ống phấn, tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn.
  • Ống phấn xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy đưa tế bào sinh dục đực tiếp xúc với noãn.

2. Thụ tinh

Trong quá trình thụ phấn, rất nhiều hạt phấn rơi vào đầu nhụy, cùng nảy mầm thành ống phấn chui vào bầu. Trong bầu có nhiều noãn, mỗi ống phấn sẽ tiếp xúc 1 noãn. Nếu 2 ống phấn cùng tiếp xúc với noãn thì tế bào sinh dục nào tiếp xúc trước sẽ được thụ tinh.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 31

Hình 1: Quá trình thụ phấn và thụ tinh

Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.

Sinh sản sinh dưỡng

Sinh sản hữu tính

Không cần có sự thụ tinh và tạo hợp tử

Có hiện tượng thụ tinh tạo thành hợp tử.

Hình thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng

Hình thành cây mới từ cơ quan sinh sản.

Bảng 1: Sự khác nhau cơ bản giữa sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính

3. Kết hạt và tạo quả

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 31

Hình 2: Các bộ phận của hoa

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 31

Hình 3: Các bộ phận biến đổi sau khi thụ tinh

A. Tóm tắt lý thuyết:

Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bắt đầu phát triển thành quả chứa hạt.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 104 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 104 SGK Sinh 6)

Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Hiện tượng thụ phấn

Hiện tượng thụ tinh

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

* Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

Bài 2: (trang 104 SGK Sinh 6)

Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;

Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).

Nguồn: /