Danh sách bài viết

Tìm hiểu về sinh lý học thính giác

Cập nhật: 25/12/2017

Bạn có biết rằng chúng ta nghe được, nhận biết được âm thanh, giọng nói là nhờ có hoạt động sinh lí của bộ máy phân tích thính giác. Vì vậy, trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp một vài kiến thức cơ bản về sinh lý học thính giác để chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Bộ máy sinh lý học thính giác

Tai chúng ta chỉ là một phần ngoại vi của bộ máy sinh lý học thính giác. Từ ngoại vi đến trung ương gồm có các bộ phận:

– Bộ phận dẫn truyền âm thanh gồm có tai ngoài, tai giữa, ngoại dịch, nội dịch theo hai con đường: dẫn truyền đường không khí qua ống tai ngoài và dẫn truyền đường xương qua hộp sọ.

– Bộ phận tiếp nhận âm thanh là các cơ quan Corti ở tai trong, ở đó có sự biến đổi năng lượng cơ học thành các xung thần kinh.

– Bộ phận dẫn truyền các xung thần kinh lên các trung khu và vỏ não

– Bộ phận phân tích và tổng hợp các xung thần kinh để có được cảm giác nghe chính là vỏ não, ở thùy thái dương hai bên.

Sự dẫn truyền kích thích (dẫn truyền âm)

Ở ống tai ngoài hiệu quả cộng hưởng đã làm giảm ngưỡng nghe xuống tới giữa tần số 2000 và 3000 Hertz, dãy chính của tần số nói. 

Màng tai là cơ quan thụ cảm và biến đổi áp lực âm. Chuỗi xương còn có nhiệm vụ làm cho phù hợp về trở kháng giữa tai giữa và tai trong tức là giữa môi trường chứa không khí và môi trường lỏng, và biến đổi áp lực.

Các chuyển động phân tử lý học mà ta cảm nhận được đã làm cho màng tai trở nên chuyển động. Tần số chuyển động cũng là tần số rung động của không khí và các biên độ của chúng tỉ lệ với nhau. 

Sự dẫn truyền các sóng âm từ môi trường không khí đi vào môi trường lỏng của khoang ngoại – nội dịch đòi hỏi phải có sự tăng lên tương đối về lực vì sự tăng lên tỉ trọng, nghĩa là sự phù hợp về trở kháng và sự biến đổi áp lực âm. 

Yêu cầu trước tiên đảm bảo cho sự dẫn truyền âm bình thường vào tai trong là màng tai phải ở vị trí bình thường và di động tốt và  một áp lực không khí như nhau ở tai ngoài và tai giữa.

Đo trở kháng ở màng tai cho ta thông tin về chức năng của bộ máy dẫn truyền âm và nó được áp dụng như một phương pháp lâm sàng để nghiên cứu được gọi là đo sức nghe trở kháng.

Năng lượng âm thanh đi tới ốc tai, thứ nhất qua bộ phận dẫn truyền âm của tai giữa và thứ hai, qua xương sợ làm xương sọ trở nên chuyển động trong môi trường âm thanh và năng lượng âm được dẫn truyền trực tiếp vào ốc tai qua vỏ mê đạo tai. 

Nguồn: / 0

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

Sinh lý học

I. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1. Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào

Sinh lý học

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào Đại cương về chức năng tế bào

 1572 Đọc tiếp

Nội môi, hằng tính nội môi

Sinh lý học

Nội môi, hằng tính nội môi Nội môi Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người

 2797 Đọc tiếp

Công nghệ diệt khuẩn mới bằng nano bạc tươi nguyên chất

Sinh lý học

Nano bạc tươi dùng để ngâm rửa thực phẩm, lau vết thương, vệ sinh, diệt khuẩn vật dụng trẻ em, khử mùi... Công nghệ diệt khuẩn bằng nano bạc (Nano Silver) hiện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này vẫn chưa phát...

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Sinh lý học

Theo y học đông tây, những nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người đến từ những nguyên nhân: nội tại, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI

Sinh lý học

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-MƯỜI THỜI KỲ TUỔI THỌ CON NGƯỜI: Theo các nhà tâm lý giáo dục, đời sống tâm sinh lý của con người được diễn...

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

Sinh lý học

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng...

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

Sinh lý học

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-KHÁI NIỆM VỀ VIỆC PHÒNG BỆNH: Theo y khoa cổ truyền, việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện...

THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

Sinh lý học

1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN: Thói quen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành...

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN

Sinh lý học

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ, Soạn Giả Sách " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại " (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)