Danh sách bài viết

Tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý: Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới

Cập nhật: 16/07/2020

1.

Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa? 

A:

Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. 

B:

Năng xuất lao động cao. 

C:

Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. 

D:

Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc. 

Đáp án: C

2.

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ: 

A:

Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm. 

B:

Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. 

C:

Người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng. 

D:

Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. 

Đáp án: D

3.

Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng: 

A:

Có truyền thống sản xuất hàng hóa. 

B:

Gần các trục giao thông. 

C:

Gần các thành phố lớn. 

D:

Tất cả các ý trên. 

Đáp án: D

4.

Trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính, hộ chiếm tỉ trọng lớn nhất là: 

A:

Dịch vụ.     

B:

Nông-lâm-thủy sản. 

C:

Công nghiệp-xây dựng.   

D:

Hộ khác. 

Đáp án: B

5.

Từ 2001 đến 2006, cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính có sự thay đổi theo hướng: 

A:

Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp. 

B:

Tăng tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, và giảm tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác. 

C:

Tăng tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng. 

D:

Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp, hộ khác. 

Đáp án: A

6.

Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ 

A:

Đông xuân. 

B:

Hè thu.

C:

Mùa. 

D:

Đông 

Đáp án: D

7.

Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện : 

A:

Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B:

Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C:

Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. 

D:

Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Đáp án: A

8.

Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.

A:

Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.

B:

Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp. 

C:

Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

D:

Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. 

Đáp án: B

9.

Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào : 

A:

Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. 

B:

Hoạt động công nghiệp. 

C:

Hoạt động dịch vụ.

D:

Hoạt động công nghiệp và dịch vụ. 

Đáp án: A

10.

Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :

A:

Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản. 

B:

Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản. 

C:

Kinh tế hộ gia đình. 

D:

Kinh tế trang trại. 

Đáp án: C

11.

Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là : 

A:

Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.

B:

Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản. 

C:

Kinh tế hộ gia đình. 

D:

Kinh tế trang trại. 

Đáp án: D

12.

Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay : 

A:

Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. 

B:

Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến. 

C:

Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay. 

D:

Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển. 

Đáp án: C

13.

Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:

A:

Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi. 

B:

Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C:

Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới. 

D:

 Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. 

Đáp án: D

14.

Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là : 

A:

Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

B:

Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh. 

C:

Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ. 

D:

Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu 

Đáp án: C

15.

Đây là tác động của việc đa dạng hoá kinh tế ở nông thôn.

A:

Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

B:

Khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động. 

C:

Đáp ứng tốt hơn những điều kiện của thị trường. 

D:

Tất cả các tác động trên. 

Đáp án: D

Nguồn: /