Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa

Cập nhật: 16/10/2020

1.

Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

A:

tăng tỉ lệ thể dị hợp.

B:

giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

C:

tăng biến dị tổ hợp.

D:

tạo dòng thuần chủng

Đáp án: D

2.

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm nào có độ rộng nhiệt lớn nhất?

A:

Thú sống trên cạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

B:

Thú sống trong vùng nước ấm quanh vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

C:

Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam

D:

Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo

Đáp án: C

3.

Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng:

A:

mất đoạn nhỏ.

B:

chuyển đoạn nhỏ.

C:

mất đoạn lớn. 

D:

chuyển đoạn lớn.

Đáp án: A

4.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

1. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

2. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

3. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

4. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể

A:

4

B:

1

C:

3

D:

2

Đáp án: C

Có 3 đáp án 1, 2, 3 thoả đề.

=> Đáp án C

5.

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

A:

35 cao: 1 thấp.

B:

33 cao: 3 thấp.

C:

27 cao: 9 thấp.

D:

11 cao: 1 thấp.

Đáp án: D

6.

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể

B:

Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

C:

Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

D:

Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Đáp án: A

7.

Trong tế bào các lọai axit nuclêic nào sao đây có kích thước lớn nhất

A:

ADN

B:

mARN

C:

tARN

D:

rARN

Đáp án: A

8.

Trình tự nào sau đây cho thấy trình tự đúng trong cấu trúc của một gen điển hình:

A:

Vùng điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc

B:

Vùng mã hóa → Vùng điều hòa → Vùng kết thúc

C:

Gen điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc

D:

Vùng cấu trúc → Vùng vận hành → Vùng kết thúc

Đáp án: A

9.

Ở một loài thực vật, trong kiểu gen: có mặt hai gen trội (A, B) quy định kiểu hình hoa đỏ; chỉ có một gen trội A hoặc B quy định kiểu hình hoa hồng; không chứa gen trội nào quy định kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, F2 thu được tỷ lệ kiểu hình như sau:

37,5% đỏ, ngọt :  31,25% hồng, ngọt : 18,75% đỏ, chua: 6,25% hồng, chua : 6,25% trắng, ngọt.

Kiểu gen của F1 phù hợp với kết quả phép lai trên là:

A:

B:

C:

D:

Đáp án: A

10.

Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét không đúng?

(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội
(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi
(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu cho động vật và vi sinh vật
(4) Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với KG của sinh vật cho nhân
(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính

A:

4

B:

1

C:

2

D:

3

Đáp án: C

11.

Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:

A:

đột biến nhân tạo.

B:

lai tế bào.

C:

kĩ thuật di truyền.

D:

chọn lọc cá thể.

Đáp án: B

12.

Các gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y di truyền

A:

thẳng

B:

chéo

C:

theo dòng mẹ

D:

như gen trên NST thường.

Đáp án: A

Các gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y di truyền thẳng
Chọn A

13.

Trong một đàn bò, số con có lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết rằng lông đỏ là tính trội hoàn toàn quy định bởi alen A, lông khoang là tính lặn quy định bởi alen a và đàn bò này ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong các con lông đỏ, các con mang alen lặn chiếm tỉ lệ:

A:

50%

B:

75%

C:

25%

D:

48%

Đáp án: B

Ta có

aa : Lông khoang , quần thể cân bằng di truyền nên ta có :

  =√0,36  = 0,6

=>  f =  0,4

=> Các con lông đỏ mang gen lặn chiếm tỉ lệ là : 0,6 x 0,4 x 2 = 0,48

=>  Trong số các con lông đó con mang gen lặn chiếm tỉ lệ là :

0,48 : 0,64 =3/4

Đáp án đúng B

14.

Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là

A:

Khi sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen đủ khác biệt và có sự cách ly sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc.

B:

Từ loài ban đầu xuất hiện loài mới có đặc điểm hình thái khác với loài ban đầu.

C:

Một quần thể vốn chỉ sinh sống ở khu vực địa lý thứ nhất, nay đã có thể sống ở khu vực thứ hai.

D:

Hội tụ đủ ba điều kiện: Cách ly về sinh sản, khác biệt về hình thái và khác biệt về đặc điểm sinh lý.

Đáp án: A

15.

Tại sao một số đối tượng thực vật ta gọi là cây hai năm?

A:

Vì chu kỳ ra hoa kết trái của chúng cứ 24 tháng mới ra hoa và kết trái một lần, sau đó chờ đến 24 tháng sau chúng mới ra hoa.

B:

Vì để ra hoa, chúng phải trải qua khoảng thời gian giao thời giữa hai năm, sang năm thứ 2 chúng mới ra hoa.

C:

Vì chúng chỉ ra hoa khi đã trải qua khoảng thời gian kéo dài hơn 24 tháng.

D:

Vì thời gian sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi năm, nên sau hai năm chúng mới ra hoa được.

Đáp án: B

Nguồn: /