Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Marie Curie

Cập nhật: 23/10/2020

1.

Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch

A:

♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA.

B:

♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA.

C:

♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa.

D:

♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀aa.

Đáp án: B

2.

Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng:

A:

mất đoạn nhỏ.

B:

đảo đoạn.

C:

lặp đoạn.

D:

chuyển đoạn lớn.    

Đáp án: A

3.

Trong kĩ thuật cấy gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:

A:

có tốc độ sinh sản nhanh.

B:

thích nghi cao với môi trường.

C:

dễ phát sinh biến dị.

D:

có cấu tạo cơ thể đơn giản.

Đáp án: A

4.

Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A:

6 loại mã bộ ba

B:

3 loại mã bộ ba

C:

27 loại mã bộ ba

D:

9 loại mã bộ ba

Đáp án: C

5.

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A:

3:1:1:1:1:1.

B:

3:3:1:1.

C:

2:2:1:1:1:1.

D:

1:1:1:1:1:1:1:1.

Đáp án: C

6.

Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn

A:

dịch mã

B:

phiên mã

C:

sau dịch mã

D:

trƣớc phiên mã

Đáp án: B

7.

Thể đồng hợp là cơ thể mang:

A:

2 alen giống nhau của cùng một gen.

B:

2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C:

nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

D:

2 hoặc nhiều alen khác  nhau của cùng một gen.

Đáp án: B

8.

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%

A:

4

B:

5

C:

2

D:

3

Đáp án: D

Ptc: cao dài × thấp, tròn
F1: 100% cao, tròn
Vậy A cao trội hoàn toàn a thấp.
       B tròn trội hoàn toàn b dài.
F2: A-B- = 50,64%
⇒ Vậy tỉ lệ aabb = 0,64%
⇒ mỗi bên F1 cho giao tử ab = 8%, vậy giao tử Ab = aB = 42%
⇒ Tần số hoán vị gen là f = (0,5 - 0,42) × 2 = 16%
⇒ F1: \(Ab \over aB\). (Hoán vị gen ở hai bên với f = 16%).
(1) Đúng. F1 có 4+C24=104+C42=10 kiểu gen.
(2) Đúng. Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có thể có kiểu gen: \(Ab \over Ab\),\(Ab \over ab\),\(aB \over aB\),\(aB \over ab\)
(3) Đúng. Ở F2, số cá thể mang kiểu gen \(Ab \over aB\) chiếm tỉ lệ: 0,42 × 0,42 × 2 = 0,3528
⇒ Tỉ lệ cá thể F2 có kiểu gen khác F1 là: 1 - 0,3528 = 0,6472 = 64,72%
(4) Sai. Tần số hoán vị f = 16%.
(5) Sai. Kiểu hình tròn thấp aaB- = 25% - 0,64% = 24,36%
Vậy các đáp án đúng là (1), (2), (3).

9.

Cho biết : gen A qui định thân cao, a : thân thấp; B : hạt tròn, b : hạt dài; D : hạt màu vàng, d: hạt màu trắng. Ba cặp gen nói trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng và cặp gen Aa phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen tự thụ phấn thấy ở con lai các cây hạt tròn đều có màu vàng và các cây hạt dài đều có màu trắng. Kiểu gen của cây dị hợp tử nói trên là:

A:

Aa BD//bd

B:

Aa Bd//bd

C:

Aa Bd//bD

D:

ABD//abd

Đáp án: A

10.

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.

B:

Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

C:

Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit  amin.

D:

Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.

Đáp án: D

11.

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A:

Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

B:

Đảo đoạn

C:

Mất đoạn

D:

Lặp đoạn

Đáp án: D

12.

Trong một khu rừng diện tích 3000m2  , dùng phương pháp bắt - thả Seber 1982 để xác định số lượng cá thể của một quần thể động vật cho thấy có 60 cá thể trưởng thành, tỷ lệ đực: cái = 1:1. Biết rằng mỗi năm loài động vật này đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 9 con, tỷ lệ đực cái tạo ở đời con luôn là 1:1, trong quá trình nghiên cứu không có cá thể nào bị chết và xuất/nhập cư, tuổi thành thục sinh dục sau sinh là 2 năm. Sau 1 năm, mật độ cá thể của quần thể tăng lên:

A:

38 lần

B:

18 lần

C:

36 lần

D:

19 lần

Đáp án: D

13.

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen

B:

Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y

C:

Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen

D:

Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp

Đáp án: A

14.

Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm đƣợc gọi là phương pháp

A:

nuôi cấy hợp tử

B:

cấy truyền phôi

C:

kĩ thuật chuyển phôi

D:

nhân giống đột biến.

Đáp án: B

15.

Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có
số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.

A:

1

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: C

Nguồn: /