Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Cập nhật: 15/11/2020

1.

Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm?

1. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật

2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc

3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.

4. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa

5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại

A:

5

B:

2

C:

4

D:

3

Đáp án: D

Các câu đúng: 1, 5, 6. Đột biến điểm xảy ra tại 1 điểm trên gen, không phải lúc nào cũng gây hại và có vai trò chủ yếu trong quá trình tiến hóa

Đáp án đúng D

2.

Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là

A:

0,2A và 0,8a.

B:

0,4A và 0,6a.

C:

0,5A và 0,5a.

D:

0,6A và 0,4a.

Đáp án: C

A : đỏ >> a : vàng

Gọi tần số alen A và a lần lượt là p và q

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2 AA + 2pqAa + q2 aa= 1

Theo bài ra ta có q2 = 0,25 → q = 0,5 → p = 0,5

3.

Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A:

cạnh tranh cùng loài

B:

khống chế sinh học

C:

cân bằng sinh học

D:

cân bằng quần thể

Đáp án: B

4.

Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q ≥ 0; p + q = 1). Ta có:

A:

p= d + h/2; q= r + h/2

B:

p = r + h/2; q= d + h/2

C:

p = r + h/2; q= r + h/2

D:

p = d + h/2; q = h + d/2

Đáp án: A

Quần thể có thành phần kiểu gen là   dAA:hAa:raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức p = d + h/2 và q = r + h/2

5.

Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễn sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến

B:

Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến

C:

Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể

D:

Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen

Đáp án: B

A,C,D đúng.

B sai vì Đột biến lặp đoạn có thể gây ra những hậu quả khác nhau như tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng, nên không chắc chắn rằng: luôn làm tăng khả năng sinh sản của cá thể đột biến.

6.

Một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A:

AaBbEe.

B:

AaaBbDdEe.

C:

AaBbDEe.

D:

AaBbDdEe.

Đáp án: C

Đáp án C
Thể một: 2n – 1 là C
A: thể không
B : thể ba
D : Thể lưỡng bội

7.

Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là

A:

cá thể

B:

quần thể

C:

quần xã

D:

hệ sinh thái

Đáp án: A

Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể

Đáp án A
 

8.

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408 nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2789 liên kết hydro. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2399 T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

A:

AAAa

B:

Aaa

C:

AAa

D:

Aaaa

Đáp án: D

Gen A dài 408nm → có tổng số nu là 2A + 2G = 4080 : 3,4 x 2 = 2400

Có A = T = 2G → vậy A = T = 800 và G = X = 400

Gen A có số liên kết H là 2A + 3G = 2800

Gen A đột biến thành alen a

Alen a có 2789 liên kết H ↔ 2A + 3G = 2789

→ Alen a ít hơn gen A là 11 liên kết H = 2 + 2 + 2 + 2 + 3 = 2 + 3 + 3 + 3

→ Đột biến có thể là mất 4 cặp A-T và 1 cặp G-X

Hoặc mất 1 cặp A-T và 3 cặp G-X 

Giả sử alen a có A = T = x → x = 796 hoặc x = 799

Giả sử hợp tử là (A)m(a)n (m, n nguyên dương)

Hợp tử có 2399 T = 800m + x.n

→ 800m <  2399

→ m < 2,99 → m = 1 hoặc m = 2

Nếu m = 1, có x.n = 1599

x = 796 → n = 2,008 – loại

x= 799 → n = 2,0012 – loại

Nếu m = 2, có x.n = 799

→ vậy x = 799, n = 1

Vậy hợp tử là : AAa

9.

Khi lai hai dòng thuần chủng có có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở 

A:

Tất cả các thế hệ

B:

Thế hệ F2

C:

Thế hệ F3

D:

Thế hệ F1

Đáp án: D

Ưu thế lai thể hiện ở thế hệ F1 và giảm dần ở các thế hệ tiếp theo

10.

Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A:

Mã di truyền có tính thoái hóa

B:

Mã di truyền là mã bộ 3

C:

Có 64 bộ 3 đều mã hóa cho các axit amin

D:

Mã di truyền có tính đặc hiệu

Đáp án: C

Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền là : Có 64 bộ 3 đều mã hóa cho các axit amin

11.

Cho biết : gen A qui định thân cao, a : thân thấp; B : hạt tròn, b : hạt dài; D : hạt màu vàng, d: hạt màu trắng. Ba cặp gen nói trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng và cặp gen Aa phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen tự thụ phấn thấy ở con lai các cây hạt tròn đều có màu vàng và các cây hạt dài đều có màu trắng. Kiểu gen của cây dị hợp tử nói trên là:

A:

Aa BD//bd

B:

Aa Bd//bd

C:

Aa Bd//bD

D:

ABD//abd

Đáp án: A

12.

Bệnh mù màu đỏ - lục ở người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo có 50 phụ nữ và 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lục. Tính tỉ lệ số phụ nữ bình thường mang gen bệnh.

A:

7,68%

B:

7,48%

C:

7,58%

D:

7,78%

Đáp án: A

Đáp án A.

Tần số alen ở hai giới bằng nhau.
Ở đàn ông: q(a) = 2/50 = 0,04, p(A) = 0,96 ở đàn ông tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ của các alen do đó q(a)= tỉ lệ của kiểu gen XaY )
Ở phụ nữ: phụ nữ mang gen gây bệnh XAXa có tỉ lệ= 2.0,96.0,04=0,0768= 7,68%.

13.

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?

A:

Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn đưa các gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi các promoter hoạt động mạnh hơn làm tăng mức độ biểu hiện của gen

B:

Đột biến xảy ra trong vùng điều hoà làm tăng mức độ phiên mã, dịch mã của gen tiền ung thư

C:

Đột biến ở vùng mã hoá của gen tiền ung thư làm thay đổi cấu trúc chức năng của phân tử prôtêin do gen mã hoá

D:

Đột biến lặp đoạn làm xuất hiện nhiều bản sao của gen tiền ung thư làm tăng mức độ biểu hiện của gen

Đáp án: B

Bệnh ung thư xuất hiện là do gen không kiểm soát được quá trình phiên mã và dịch mã quá nhiều nên gen tạo ra nhiều sản phẩm=> các tế bào phân chia liên tục => Bệnh ung thư xuất hiện là do đột biến vùng mã hóa làm thay đổi vùng điều hòa

Đáp án đúng B

14.

Điều giải thích nào sau đây là đúng với tác dụng gây ion hóa của các tia phóng xạ?

A:

Năng lượng sẽ được truyền qua các phân tử làm các phân tử này mất electron, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một electron bị tách ra.

B:

Năng lượng sẽ tách electron làm biến đổi ion âm thành ion dương.

C:

Năng lượng sẽ làm cho các nguyên tử bị mất điện tử trở thành ion dương, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một ion dương và một electron.

D:

Năng lượng sẽ gắn thêm electron vào ion dương biến đổi ion dương này thành ion âm.

Đáp án: A

Năng lượng sẽ được truyền qua các phân tử làm các phân tử này mất electron, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một electron bị tách ra

15.

Ở một loài thực vật, sự di truyền của tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo quy luật sau: Alen B chi phối hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Ở một locus khác, alen A tạo ra protein ức chế enzyme tổng hợp sắc tố đỏ mà alen B tạo ra trong khi alen a tương ứng không tạo ra sản phẩm. Tiến hành phép lai giữa 2 cây hoa trắng thuần chủng được F1, cho F1 tự thụ được F2 thu được đời con có cả hoa đỏ và hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ dị hợp ở F2 giao phấn với F1, kết quả đời sau thu được tỷ lệ kiểu hình:

A:

3 hoa đỏ : 5 hoa trắng.1 hoa đỏ : 7 hoa trắng.

B:

1 hoa đỏ : 7 hoa trắng.

C:

1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

D:

5 hoa đỏ : 3 hoa trắng.

Đáp án: A

Nguồn: /