Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Hùng Vương

Cập nhật: 25/10/2020

1.

Ưu thế lai là hiện tượng con lai

A:

Kết hợp được các gen khác nhau của bố mẹ

B:

Mang các gen lặn gây hại.

C:

Có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản vượt trội hơn so với bố mẹ.

D:

Có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.

Đáp án: C

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản vượt trội hơn so với bố mẹ.

2.

Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A:

hỗ trợ khác loài.

B:

hỗ trợ cùng loài.

C:

cạnh tranh khác loài.

D:

cạnh tranh cùng loài.

Đáp án: B

3.

Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:

I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.

II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.

III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x. Thứ tự đúng của các bước trên là:

A:

I → II → III.

B:

I → III → II.

C:

II → I → III.

D:

II → III → I.

Đáp án: B

Các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định là I → III → II.

4.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1

A:

AB//Ab x AB//Ab

B:

Ab//ab x aB//ab

C:

Ab//ab x Ab//ab

D:

AB//ab x AB//ab

Đáp án: B

5.

Ở nhiều loài côn trùng, quá trình phát triển bắt buộc trải qua biến thái hoàn toàn, sự biến thái có ý nghĩa:

A:

Tăng sự đa dạng loài cho một khu hệ sính thái từ đó tăng khả năng thích ứng về mặt sinh thái cho quần xã.

B:

Tạo môi trường thuận lợi cho con non phát triển và tăng tỉ lệ sống sót của con non.

C:

Mang tính thích nghi với các loại thức ăn, môi trường khác nhau trong quá trình sống của cơ thể.

D:

Giảm sự cạnh tranh thức ăn giữa con non và con trưởng thành.

Đáp án: C

6.

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A:

108

B:

36

C:

64

D:

144

Đáp án: A

Với 2n  =  6  => có 3 cặp NST, trong đó :

- 2 cặp NST không bị đột biến thể 3, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen

- 1 cặp NST bị đột biến thể 3, chứa 2 alen có 4 kiểu gen

- Số tế bào thể 3 là \(C^1_3\)  =  3 tế bào

Số loại KG có thể có là: 3 x 3 x 3 x 4 = 108

=>Đáp án A

7.

Cho cây dị hợp về hai cặp gen, kiểu hình cây cao hoa đỏ tự thụ phấn ở F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó cây cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 59%. Phép lai nào dưới đây phù hợp với kết quả trên. Biết rằng tương phản cây cao, hoa đỏ là cây thấp, hoa trắng và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn là giống nhau.

A:

AaBb × AaBb

B:

\(AB \over ab\) x \(AB \over ab\) , f = 40 %.

C:

\(AB \over ab\) x \(AB \over ab\) , f = 20 %.

D:

\(Ab \over aB\) x \(Ab \over aB\) , f = 20 %.

Đáp án: B

8.

Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có
số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.

A:

1

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: C

9.

Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A:

ADN.

B:

tARN.

C:

mARN.

D:

rARN.

Đáp án: C

[NB_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].

Đáp án đúng là C.
Phân tử mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã.

10.

Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,6Aa: 0,4AA. Qua một số thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen AA ở đời con là 66,25%. Hãy tính số thế hệ tự thụ phấn của quần thể nêu trên.

A:

3

B:

2

C:

5

D:

1

Đáp án: A

11.

Quá tŕnh tiến hóa nhỏ là quá tŕnh:

A:

Phân chia loài thành các ṇi khác nhau     

B:

Biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới h́nh thành loài mới

C:

Phối hợp của các tác nhân đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên                       

D:

Biến đổi trong loài dẫn đến loài mới

Đáp án: B

12.

Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ chứa N14. Tất cả các phân tử ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 960 phân tử AND chỉ chứa N14. Số phân tử AND ban đầu là

A:

64 

B:

16

C:

32

D:

5

Đáp án: C

Gọi số phân tử AND ban đầu, chỉ chứa N15 là x

Tái bản 5 lần, số phân tử ADN chỉ chứa N14 là x. 25 – 2x = 960

Vậy x = 32 

Đáp án đúng C

13.

Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng:

A:

Chỉ hấp thu nitơ hữu cơ và các axit amin

B:

Hấp thu amon và nitrate

C:

Hấp thu nitrate và các axit amin

D:

Chỉ hấp thu amon

Đáp án: B

14.

Đột biến gen :

A:

phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

B:

phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

C:

phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.

D:

thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.

Đáp án: B

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide. Đột biến liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm. Đột biến gen có thể do bắt cặp nhầm trong nhân đôi hoặc do các tác nhân lý, hóa.
A. Sai, đột biến gen phát sinh trong nguyên phân k truyền cho đời con qua sinh sản hữu tính, đột biến gen trong nguyên phân nếu là đột biến trội sẽ hình thành thể khảm ở một bộ phận cơ thể.
B. Đúng. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và truyền cho thế hệ sau.
C. Sai. Đột biến giao tử không tạo kiểu hình thể khảm mà biểu hiện ở toàn bộ cơ thể.
D. Sai. Đột biến gen, vô hướng, không đồng loạt..

15.

Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa           F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3: 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa           F4: 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A:

Giao phối không ngẫu nhiên.

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên.

C:

Đột biến gen.

D:

Giao phối ngẫu nhiên.

Đáp án: A

Đáp án A.
Cách giải:
Tần số alen ở F1: A=0,4; ở F4:0,4 → Tần số alen không thay đổi
Tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng → chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên

Nguồn: /