Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Trần Khai Nguyên

Cập nhật: 22/10/2020

1.

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho cây dị hợp 3n giao phấn với cây dị hợp 4n, F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A:

AAaa  x AAa.

B:

AAAa  x AAa.

C:

AAaa  x AAa.

D:

Aaaa  x AAa.

Đáp án: C

2.

Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ xuất hiện là do các gen nằm trên:

A:

Phân tử ADN của ty thể hoặc lục lạp.

B:

Gen nằm trên NST giới tính X ở vùng tương đồng X và Y.

C:

Gen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X, giới đực dị giao tử.

D:

Tính trạng do gen trong nhân chi phối chịu ảnh hưởng bởi giới tính.

Đáp án: A

3.

Ở sinh vật nhân thực, đột biến luôn luôn là đột biến trung tính

A:

xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon

B:

xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron

C:

xảy ra ở vùng điều hòa của gen

D:

xảy ra ở vùng kết thúc của gen

Đáp án: B

4.

Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.

B:

Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt

C:

Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D:

Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể

Đáp án: D

5.

Bệnh mù màu hay bệnh máu khó đông gây ra bởi một alen lặn của một locus gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Các căn bệnh này thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở nam giới so với nữ giới. Có thể giải thích hiện tượng này:

A:

Nam giới là giới dị giao tử, chỉ cần có 1 alen gây bệnh trong kiểu gen là có thể biểu hiện thành kiểu hình trong khi đó nữ giới là giới đồng giao tử, khả năng hình thành thể đồng hợp là thấp.

B:

Tinh trùng Y nhẹ hơn và nhanh hơn so với tinh trùng X, do vậy xác suất hình thành hợp tử có chứa alen lặn ở nam giới là cao hơn so với nữ giới, tỷ lệ bệnh ở nam giới cao hơn.

C:

Ở nữ giới, do hormone giới tính hỗ trợ sự biểu hiện các gen bình thường nên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thấp hơn so với nam giới.

D:

Các gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y chỉ biểu hiện ở nam mà không biểu hiện ở nữ do hiện tượng di truyền chéo, do vậy tỷ lệ bệnh ở nam là nhiều hơn.

Đáp án: A

6.

Xu hướng biến đổi nào dưới đây trong quá trình diến thế sinh thái của một quần xã dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng?

A:

Sinh khối tổng sản lượng tăng lên, sản lượng cơ cấp tinh giảm

B:

Hô hấp của quần xã giảm, tỷ lệ giữa sinh vật sản xuất và phân giải vật chất trng quần xã tiến dần tới 1

C:

Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng

D:

Lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng

Đáp án: C

Một quần xã dần thiết lập trạng thái cân  bằng => Số lượng sinh vật và cá thể trong quần xã tăng lên

Đáp án đúng C

 

7.

Ở một số giống cây trồng, người nông dân có thể dùng dao khía vỏ quanh gốc cây một vòng tròn không khép kín (khoảng 1/2 - 2/3 vòng), điều này có thể đạt hiệu quả:
(1). Kích thích quá trình ra hoa do ức chế quá trình sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn sinh sản.
(2). Ngăn cản con đường vận chuyển đường từ lá xuống rễ, do vậy đường sẽ chuyển đến tích lũy ở quả làm cho quả ngọt hơn.
(3). Gây ra trạng thái tổn thương, cây trồng sẽ đáp ứng miễn dịch, tiết ra các chất chống lại sâu bọ.
(4). Kích thích quá trình phát triển của lá và các cơ quan sinh dưỡng như củ và thân, cành do tập trung nhiều khoáng chất ở rễ.
Các hiệu quả có thể thu được là:

A:

(1) và (2)

B:

(1); (2) và (4)

C:

(2); (3) và (4)

D:

Chỉ (2)

Đáp án: A

8.

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài

B:

Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển

C:

Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

D:

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

Đáp án: B

9.

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác

B:

Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh

C:

Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh

D:

Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh

Đáp án: C

10.

Phân tích hình về sơ đồ biến động của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt, hãy cho biết:

I. Quần thể N là con mồi, quần thể M là vật ăn thịt.

II. Năm 1885, kích thước quần thể M và N đều ở mức tối đa.

III. Nếu loài N bị tuyệt diệt thì loài M sẽ giảm số lượng hoặc bị tuyệt diệt. IV. Số lượng cá thể của quần thể M bị số lượng cá thể của quần thể N khống chế.

A:

3

B:

2

C:

1

D:

4

Đáp án: A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I,III và IV

I đúng. Vì N có số lượng nhiều hơn nên N là con mồi.

II sai. Vì năm 1863, loại N có số lượng cá thể nhiều hơn năm 1885.

III đúng. Vì N là con mồi, M là vật ăn thịt. Cho nên khi N bị tuyệt diệt thì vật ăn thịt sẽ bị tuyệt diệt hoặc bị giảm số lượng.

IV đúng. Vì vật ăn thịt và con mồi là hai loại khống chế lẫn nhau.

11.

Việc tìm ra nguyên nhân gây hội chứng claipento ở người là kết quả của phương pháp nghiên cứu:

A:

trẻ đồng sinh

B:

phả hệ

C:

di tuyền phân tử

D:

tế bào

Đáp án: D

12.

Các đa bội lệch có ý nghĩa trong:

A:

tiến hoá, nghiên cứu di truyền.

B:

chọn giống, tiến hoá, nghiên cứu di truyền.

C:

chọn giống, nghiên cứu di truyền.

D:

chọn giống, tiến hoá.

Đáp án: B

13.

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ trong tổng số các ruồi thu được ở Fl , ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là.

A:

3%

B:

34,5%

C:

50%

D:

11,5%

Đáp án: B

P: A-B-XDX- .\(ab \over ab\)XDY → F1 : %A-B - dd = 0,01 

Do F1 xuất hiện kiểu hình mắt trắng => P: XDXd . XDY → 0,75D- : 0,25dd

=> %A-B-  = \(0,01 \over 0,25\) = 0,04 ( ≠ 0,5 và ≠ 1) => P: ♀ dị hợp 2 cặp

%AB (do ♀ tạo ra) = %AB = 0,04 < 0,25 => là giao tử hoán vị => %Ab = 0,46 => F1: %A-bb = 0,46

=> %A - bbD- = 0,46 . 0,75 = 0,345 = 34,5%.

Đáp án đúng B

14.

Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ 1 gen có 3000 nuclêôtit tham gia dịch mã. Quá trình tổng hợp prôtêin có 5 ribôxôm cùng trượt qua 4 lần. Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu?

A:

9960.

B:

9980.

C:

9995

D:

9996

Đáp án: B

15.

Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình thƣờng và các loại giao tử đều có súc sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ.

A:

100%

B:

75%

C:

50%

D:

25%

Đáp án: C

Nguồn: /