Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trung Học Thực Hành Sài Gòn

Cập nhật: 06/11/2020

1.

Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển...

Tổ hợp câu đúng là

A:

1, 2, 3

B:

2, 3, 6

C:

3, 4, 5

D:

4, 5, 6

Đáp án: B

2.

Trong một khu rừng diện tích 3000m2  , dùng phương pháp bắt - thả Seber 1982 để xác định số lượng cá thể của một quần thể động vật cho thấy có 60 cá thể trưởng thành, tỷ lệ đực: cái = 1:1. Biết rằng mỗi năm loài động vật này đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 9 con, tỷ lệ đực cái tạo ở đời con luôn là 1:1, trong quá trình nghiên cứu không có cá thể nào bị chết và xuất/nhập cư, tuổi thành thục sinh dục sau sinh là 2 năm. Sau 1 năm, mật độ cá thể của quần thể tăng lên:

A:

38 lần

B:

18 lần

C:

36 lần

D:

19 lần

Đáp án: D

3.

Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A:

Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường

B:

Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng

C:

Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn

D:

Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng

Đáp án: C

4.

Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

A:

Nhân bản vô tính.

B:

Cấy truyền phôi.

C:

Gây đột biến.

D:

Dung hợp tế bào trần.

Đáp án: A

5.

Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là

A:

Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.

B:

Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất.

C:

Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.

D:

Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.

Đáp án: C

6.

Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại đều quy định thân thấp. Alen D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của cây P có thể là \({Ad \over {\overline{aD}}}Bd\)

II. F1 có 1/4 số cây thân cao, hoa vàng dị hợp tử về 3 cặp gen.

III. F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.

IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định cây thân thấp, hoa vàng.

A:

2

B:

4

C:

3

D:

1

Đáp án: A

7.

Ở một loại thực vật, cho F1 có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp. Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao:1 thân thấp thì F1 có kiểu gen AaBb phải lai với cây có kiểu gen nào sau đây?

A:

AABb

B:

AaBb

C:

aaBb

D:

aabb

Đáp án: A

8.

Một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định; hình dạng quả do 2 cặp gen phân li độc lập
cùng quy định. Phép lai P: hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có 40,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 34,5% cây hoa đỏ, quả dài : 15,75% cây hoa trắng, quả tròn : 9,25% cây hoa trắng, quả dài. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A:

F1 có thể có 3% số cây hoa đỏ, quả dài đồng hợp 3 cặp gen.

B:

F1 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định cây hoa đỏ, quả dài.

C:

F1 có 6 loại kiểu gen quy định cây hoa trắng, quả dài.

D:

D. Tần số hoán vị gen có thể là 20%.

Đáp án: C

[VDC_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là C.
Xét riêng từng tính trạng :
Đỏ : trắng = 3 : 1
Suy ra, đỏ là trội hoàn toàn so với trắng, P dị hợp.
Tròn : dài = 9: 7
Suy ra, tương tác gen dạng bổ sung, P dị hợp 2 cặp gen.
Quy ước gen :
A đỏ , a trắng
B_D_ : tròn, B_dd, bbD_, bbdd : dài.
Xét chung tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1:
(3:1)(9:7) ≠ 40,5% : 34,5% : 15,75% : 9,25%.
Mặt khác, xuất hiện đủ kiểu hình, số tổ hợp tăng, tỉ lệ kiểu hình lẻ => có hoán vị gen.
Như vậy, P dị hợp 3 cặp gen quy định hai cặp tính trạng. Trong đó một gen quy định tính trạng hình dạng quả liên kết không hoàn toàn với gen quy định màu sắc hoa.
Vì tương tác bổ sung nên A liên kết với B hay D kết quả cũng không thay đổi. Xét A liên kết với B :
Ta có : cây hoa đỏ, tròn (A_, B_, D_) F1 = 40,5% => (A_B_).(D_)= 40,5% => A_B_=40,5% : 0,75 = 0,54

Suy ra \({ab \over ab} \)=0,54 - 0,5 = 0,04 = 0,4 x 0,1=0,2 x 0,2

Như vậy, có 2 trường hợp xảy ra:

TH1 : P :\({AB \over ab} Dd\) x \({Ab \over aB} Dd\) (f = 20%) do đó D đúng

TH2: P:  :\({Ab \over aB} Dd\) x \({Ab \over aB} Dd\)  (f = 40%)

Hoa đỏ, dài đồng hợp 3 cặp gen = \((AA)(BBdd,bbDD,bbdd)=({ Ab\over Ab}) (DD +dd) + ({ AB\over AB}) (dd) \) = 0,04 x 0,5 + 0,04 x 0,25 = 0, 03. Do đó, A đúng

Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp luôn bằng tỉ lệ kiểu hình lặn A,B = A,b = a,B = a,b = 0,04.
Hoa đỏ, dài ( A_)(B_dd, bbD_, bbdd)=(A_bb)(D_ + dd) + (A_B_)(dd) = 2x3 + 5x1=11. Do đó, B đúng.
Hoa trắng, quả dài ( aa)(B_dd, bbD_, bbdd)=(aa,bb)(D_ + dd) + (aa,B_)(dd) = 1x3 + 2x1=3. Do đó, C sai.

9.

Khi nói về dinh dưỡng khoáng ở thực vật và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố vi lượng.
(2). Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn tham gia cấu tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào.
(3). Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng này.
(4). Các nguyên tố vi lượng thường đóng vai trò trong thành phần cấu tạo của enzyme tham gia xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
Số khẳng định đúng là:

A:

1

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: C

10.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím.Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thểkhác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theolí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là

A:

9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.

B:

12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C:

12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.

D:

9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.

Đáp án: A

Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây đều dị hợp về hai cặp gen là :

AaBb .AaBb tạo ra tỉ lệ KH ở F2  có số tổ hợp KG tương ứng là :

9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb

Theo quy ước gen của bài toán đưa ra ta dễ xác định được tỉ lẹ KH thu được ở đời con lai là 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : [3 (aaB-) : 1aabb] = 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng

⇒ Đáp án A

11.

Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:

A:

mất một axitamin.

B:

thay thế một axitamin khác.

C:

mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.

D:

thay đổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Đáp án: C

12.

Kết quả phép lai thuận Lai thuận nghịch khác nhau về kiểu hình. Tính trạng có thể đều hoặc không đều ở 2 giới thì cho phép khẳng định

A:

Tính trạng do gen nằm trên NST trường quy định.

B:

Tính trạng do gen nằm ở tế bào chất quy định.

C:

Tính trạng do gen nằm ở trên NST giới tính quy định.

D:

Tính trạng do gen nằm ở ti thể quy định.

Đáp án: C

13.

Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng giúp chúng ta:

A:

Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

B:

Xác định được sự tác động của các gen di truyền liên kết giới tính cũng như vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của gen nhân.

C:

Thấy sự khác nhau khi các locus nằm trên NST thường tương tác với nhau để cùng tạo ra kiểu hình.

D:

Thấy sự biểu hiện khác nhau của các locus nằm trên các NST thường khác nhau.

Đáp án: B

14.

Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai sau đây, có mấy phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1? 
(1) \frac{\underline{Ab}}{aB} \times \frac{\underline{Ab}}{aB}, liên kết gen hoàn toàn. 
(2) \frac{\underline{Ab}}{aB} \times \frac{\underline{ab}}{ab}, hoán vị gen xảy ra với tần số 25%. 
(3) \frac{\underline{AB}}{ab} \times \frac{\underline{Ab}}{aB}, liên kết gen hoàn toàn. 
(4) ♀\frac{\underline{AB}}{ab} × ♂\frac{\underline{Ab}}{aB}, hoán vị gen xảy ra ở con cái với tần số 18%, ở con đực không xảy ra hoán vị gen. 
(5) ♀\frac{\underline{AB}}{ab} × ♂\frac{\underline{Ab}}{aB}, hoán vị gen xảy ra ở con cái với tần số 20%, ở con đực không xảy ra hoán vị gen.

A:

4

B:

5

C:

3

D:

2

Đáp án: A

Các phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 1:2:1: (1), (3), (4), (5). 
(4), (5): bên đực không hoán vị nên không cho giao tử ab ⇒ F1: không có kiểu hình aabb 
⇒ 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-. 

15.

Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp tính trạng do 4 cặp gen chi phối. Khi khảo sát một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AE BD với tỷ lệ 17,5%. Từ các thông tin trên, hãy chỉ ra loại giao tử và tỷ lệ giao tử nào sau đây có thể được tạo ra cùng với loại giao tử kể trên, biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở cặp NST chứa AE.

A:

Loại giao tử Ae BD với tỷ lệ 7,5%

B:

Loại giao tử aE bd với tỷ lệ 17,5%

C:

Loại giao tử ae BD với tỷ lệ 7,5%

D:

Loại giao tử AE Bd với tỷ lệ 17,5%

Đáp án: A

Nguồn: /