Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Lê Thánh Tôn

Cập nhật: 26/10/2020

1.

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) tối đa có thể có ở  loài này là

A:

7.

B:

42.

C:

14.

D:

21.

Đáp án: D

Đáp án D
Số cặp NST bằng 7, vậy số thể một kép tối đa là C72 = 21

2.

Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là

A:

gen

B:

bộ ba đối mã

C:

mã di truyền

D:

axit amin

Đáp án: A

Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là gen

3.

Khi trình tự nucleotit mang tín hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến thì hậu quả có thể xảy ra là:

A:

Sản phẩm của gen sẽ nhiều hơn

B:

Sản phẩm của gen sẽ ít hơn

C:

Gen không được biểu hiện

D:

Gen sẽ điều khiển tổng hợp một chuỗi polipeptit không bình thường

Đáp án: C

Trình tự nucleotide mang tín hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến → Gen không phiên mã được → Gen không được biểu hiện.

4.

Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp nghiên cứu :

A:

tế bào.

B:

trẻ đồng sinh.

C:

phả hệ.

D:

di truyền phân tử.

Đáp án: A

5.

Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 2 liên kết hiđrô của gen

A:

thêm 1 cặp nuclêôtit A= T

B:

Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X

C:

Thay thế 2cặp A - T bằng 2 cặp T - A

D:

Mất 1 cặp nuclêôtit A =T

Đáp án: A

6.

Ở một loài thực vật biết 1 gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn cây cao hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 thu được 2000 cây trong đó có 320 cây thấp hạt vàng. Biết mọi diễn biến của tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. Tần số hoán vị gen của F1 là:

A:

16%

B:

40%

C:

20%

D:

4%

Đáp án: C

Ta có: A cao >> a thấp.
          B đỏ >> b vàng.
Ta có cây thấp vàng có kiểu gen \(ab \over ab\)=\(320 \over 2000\)=0,16 = ♂ 0,4 ab × ♀ 0,4 ab (tần số hoán vị ở hai giới bằng nhau).
⇒ ab = 0,4 > 0,25 ⇒ ab là giao tử liên kết.
⇒ Tần số hoán vị gen là (0,5 - 0,4) × 2 = 0,2 = 20%

7.

Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của một số động vật nhai lại, cho các phát biểu:
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho vật chủ.
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật nhai lại.
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại.
Số các phát biểu không chính xác là:

A:

1

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: C

8.

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường

B:

Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C:

Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm

D:

Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất

Đáp án: B

Phát biểu đúng là B (SGK trang 163)
A sai, kích thước quần thể phụ thuộc vào môi trường
C sai, mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm
D sai, khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm

9.

Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
 

A:

Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phùhợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
 

B:

Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
 

C:

Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong
 

D:

Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể
 

Đáp án: C

Cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể tăng lên quá cao giúp cho mật độ quần thể cân bằng trở lại chứ không dẫn đến sự diệt vong của quần thể. Quần thể nếu đi vào diệt vong thường do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo nàn vốn gen, rơi vào vòng xoáy tuyêt chủng

Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể bởi nó giúp đào thải những cá thể yếu kém và giữ lại những cá thể khỏe mạnh, cạnh tranh tốt, sinh sản tốt

Đáp án C
 

10.

Phiên mã lầ quá trình tổng hợp nên phân tử

A:

ADN

B:

Protein 

C:

ARN

D:

AND và ARN

Đáp án: C

Phiên mã là quá trình tổng hợp nên ARN

Đáp án đúng C

11.

Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là

A:

\(1\over2\)

B:

\(1\over36\)

C:

\(1\over6\)

D:

\(1\over12\)

Đáp án: D

P: AAaa . Aa 
AAaa cho giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa 

Aa cho giao tử : 1/2A : 1/2a 

=> Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là : 1/6 x ½= 1/12

Đáp án đúng D

12.

Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là

A:

0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1

B:

0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1

C:

0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1

D:

0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1

Đáp án: B

Tỷ lệ dị hợp của quần thể ban đầu: 0,075 x 23 = 0,6 Aa => AA = 0,3, aa = 0,1

=> Đáp án B

13.

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể:

A:

tứ bội.

B:

bốn nhiễm.

C:

dị bội.

D:

đa bội lệch.

Đáp án: A

14.

Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?

A:

570

B:

270

C:

210

D:

180

Đáp án: A

* Xét locus I và II:

Số loại NST X: 2 x 3 = 6

Số loại NST Y: 2 x 3 = 6

Số lại kiểu gen XX: 6 + C26 = 21, số loại kiểu gen XY = 6 x 6 = 36

  • Tổng số kiểu gen 2 lôcus là 21 + 36 = 57

* Xét locus 4: Tổng số kiểu gen: 4 + C24 = 10

* Tổng số kiểu gen: 10 x 57 = 570

15.

Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?
 

A:

Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật
 

B:

gây đột biến nhân tạo
 

C:

Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh
 

D:

Lai xa kèm theo đa bội hoá
 

Đáp án: D

Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là lai xa kèm theo đa bội hoá.

Đáp án D
 

Nguồn: /