Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn Văn Tăng

Cập nhật: 28/10/2020

1.

Cho các phương pháp sau: 

1. Lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 

2. Gây đột biến rồi chọn lọc 

3. Cấy truyền phôi 

4. Lai tế bào sinh dưỡng 

5. Nhân bản vô tính ở động vật 

6. Tạo giống sinh vật biến đổi gen. 

Trong các phương pháp kể trên có mấy phương pháp tạo giống mới? 

A:

5

B:

6

C:

3

D:

4

Đáp án: D

Các phương pháp tạo giống mới.

- Lai các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 

- Gây đột biến rồi chọn lọc 

- Lai tế bào sinh dưỡng 

- Tạo giống sinh vật biến đổi gen. 

Nhân bản vô tính ở động vật tạo thế hệ con mang kiểu gen giống con vật cho nhân => không tạo ra giống mới

Cấy truyền phôi là hiện tượng nhân bản vô tính bằng công nghệ tế bào không tọa ra giống mới

Đáp án đúng D

2.

Nối cột A với cột B cho phù hợp và sắp xếp theo mức độ lớn dần trong cấu trúc siêu hiển vi NST:

  Cột A

  Cột B

1.  Crômatit

2.  Sợi cơ bản

3.  Nuclêôxôm

     4. Sợi nhiễm sắc

5. ADN

A. 300nm

B. 11nm

C. 2nm

D. 30nm

E. 700nm

 

A:

5c→3b→2d→4a→1e

B:

1e→4d→2b→3b→5c

C:

5c→3b→2b→4d→1e

D:

1e→4a→2d→3b→5c

Đáp án: C

3.

Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

A:

Các yếu tố ngẫu nhiên.

B:

Giao phối ngẫu nhiên.

C:

Đột biến.

D:

Chọn lọc tự nhiên

Đáp án: C

Đáp án C
Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

4.

Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:

A:

quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

B:

quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

C:

sự phân ly bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại kỳ sau của quá trình phân bào.

D:

thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào.

Đáp án: C

5.

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A:

Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt

B:

Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen

C:

Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa

D:

Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt

Đáp án: B

6.

Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A:

5’AGG3’.

B:

5’AXX3’.

C:

5’AGX3’.

D:

5’UGA3’.

Đáp án: D

7.

Trong 1 đám lúa rộng 1/10 ha có 30 con chuột gồm 15 con đực và 15 con cái. Mỗi năm chuột đẻ 4 lứa, mỗi lứa 6 con, tỉ lệ đực : cái = 1 : 1. Nếu không xét đến tử vong và phát tán thì mật độ chuột/m2 sau 1 năm là:

A:

390 con /m2

B:

0,39 con /m2

C:

3,9 con /m2

D:

360 con /m2

Đáp án: B

8.

Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng :

A:

hạt nảy mầm và vi sinh vật.

B:

hạt khô và bào tử.

C:

hạt phấn và hạt nảy mầm.

D:

vi sinh vật, hạt phấn, bào tử.

Đáp án: D

9.

Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì:

A:

các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.

B:

chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.

C:

hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.

D:

các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.

Đáp án: D

10.

Một học sinh đưa ra các phát biểu sau đây về phytohormone (hormone thực vật):
(1). Phytohormone được tổng hợp ở vị trí nào thì chỉ tác động lên các tế bào ở chính vị trí đó mà thôi.
(2). Ở nồng độ thấp, phytohormone không có tác dụng rõ rệt lên hoạt động sinh lí của cây, tác động này chỉ có ý nghĩa ở nồng độ cao.
(3). Phytohormone có tính chuyên biệt cao hơn nhiều so với hormone ở động vật.
(4). Trong cơ thể thực vật, các hormone là sinh chất chỉ được vận chuyển trong các tế bào sống của mạch rây, không được vận chuyển trong mạch gỗ.
Số phát biểu không chính xác là:

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Đáp án: B

11.

Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, ở đời con, loại kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ

A:

75%

B:

6,25%

C:

56,25%

D:

37,5%

Đáp án: B

F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa) (Bb x Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa) (1BB : 2Bb : 1bb)

-> Tỷ lệ cây hoa trắng = 1/4 x 1/4 = 1/16= 6,25%

12.

Cơ quan tương tự là những cơ quan có … (G: cùng nguồn gốc, K: nguồn gốc khác nhau) nhưng đảm nhiệm các chức năng…(Gi: giống nhau, Kh: khác nhau) nên có … (H: hình thái, J: kiểu gen) tương tự:

A:

K, Gi, J

B:

G, Gi, H

C:

G, Kh, J 

D:

K, Gi, H

Đáp án: D

Đáp án đúng D

13.

Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có độtbiến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp vềmột cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là

A:

25% và 50%

B:

50% và 50%

C:

25% và 25%

D:

50% và 25%

Đáp án: D

Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn có KG giả định như sau :

      P : AaBb . AaBb

Vì các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra nên ta xét riêng từng cặp gen qui định từng cặp tính trạng tương ứng :

Aa .  Aa   →  \(1 \over 4\) AA : \(2 \over 4\) Aa : \(1 \over 4\) aa     (1)       Bb. Bb →  \(1 \over 4\)BB : \(2 \over 4\)Bb : \(1 \over 4\)bb        (2)

- Số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen :

+ Số cá thể thu được ở đời con có KG đồng hợp về một cặp gen theo (1) và (2) dù là đồng trội hay đồng lặn luôn là  \(1 \over 4\)

+ Mà KG của đời con cũng sẽ có hai cặp gen, nên KG ở một cặp có thể rơi vào vị trí ở cặp gen thứ nhất hoặc ở cặp gen thứ hai theo công thức :  \(C^1_2\) = 2

 Vậy số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen là : \(1 \over 4\). \(C^1_2\) = \(1 \over 4\). 2 =  \(1 \over 2\)

 ⇒  đáp án là \(1 \over 2\) =  50 %

- Số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen:

+ Số cá thể thu được ở đời con có KG đồng hợp về 2 cặp gen theo (1) và (2) dù là đồng trội hay đồng lặn là :

             \(1 \over 4\) . \(1 \over 4\)  =  \(1 \over 16\)

+ Mà KG của đời con cũng sẽ có hai cặp gen, nên KG đồng hợp dù là đồng trội hay đồng lặn  ở cặp gen thứ nhất  và ở cặp gen thứ hai là : \(C^1_2\) . \(C^1_2\) =  4

Vậy số cá thể thu được ở đời con có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là :  \(1 \over 4\) . \(1 \over 4\) . \(C^1_2\) .\(C^1_2\)  = \(1 \over 16\) . 4 = \(1 \over 4\) =  25%    ⇒ đáp án là \(1 \over 4\)  = 25%

⇒  đáp án : D

 

 

14.

rong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
(2) Chống xâm nhập mặn cho đất.
(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch.

Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

A:

2

B:

4

C:

3

D:

1

Đáp án: B

15.

Dương xỉ phát triển mạnh vào thời kì nào sau đây?

A:

Các bon (than đá).

B:

Pecmi.

C:

Triat (tam điệp).

D:

Kreta (phấn trắng).

Đáp án: A

Đáp án A

Trong kỉ than đá dương xỉ, quyết trần,..phát triển rất mạnh → Đáp án A

Nguồn: /