Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn An Ninh

Cập nhật: 04/11/2020

1.

Trong một phép lai phân tích giữa cây ngô dị hợp tử về 3 gen với cây đồng hợp tử lặn về 3 gen đó, thu được kết quả sau:A-B-C-: 113 cây; aabbcc: 105 cây; A-B-cc: 70 cây; aabbC-: 64 cây; A-bbcc: 17 cây; aaB-C-:21 cây.Trật tự phân bố 3 gen và khoảng cách giữa các gen là.

A:

BAC; AB-9,7; BC-34,4

B:

ABC; AB-9,7; BC-34,4

C:

BAC; AB- 34,4; BC-9,7.

D:

ABC; AB-34,4; BC-9,7

Đáp án: B

Phép lai phân tích => tỷ lệ kiểu hình cho biết tỷ lệ giao tử do cây dị hợp về 3 gen tạo ra. 

=> Tỷ lệ giao tử: 113ABC : 105abc : 70ABc : 64abC : 21aBC : 17Abc (6 loại giao tử) 

=> P có 3 cặp gen cùng nằm trên 1 NST, trao đổi chéo tại 2 điểm không đồng thời.  

ABC và abc có tỷ lệ lớn nhất và gần bằng nhau => giao tử liên kết. 

Tần số trao đổi chéo \({A \over B} : { 21+7 \over 113+105+ 70+64 + 21 + 17} = 9,7 %\)

Tần số trao đổi chéo \({B \over C} : { 70+64\over 390} = 34,4\)

Tần số trao đổi chéo \({A \over C} : { 70+64\over 390} + { 21+7 \over 113+105+ 70+64 + 21 + 17} = 44,4\)

=> Thứ tự các gen: ABC., AB = 9.7 và BC-34,4

Đáp án đúng B

 

2.

Trong diễn thế nguyên sinh, khởi đầu của quá trình là

A:

Các bào tử của nấm mốc

B:

Các động vật nguyên sinh

C:

Các bào tử rêu

D:

Các loài tảo đơn bào

Đáp án: B

3.

Gen A có chiều dài 0, 408 µm , tổng số lien kết hidro là 3050 gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi . Số nucleotit từng loại của gen đó là

A:

A= T = 555, G= X = 645

B:

A=T = 645, G=X = 555

C:

A=T = 550 , G= X= 650

D:

A= T = 650 , G= X = 550

Đáp án: A

0,408 µm = 4080 A0

Số lượng nucleotit trong gen A là

(4080 : 3.4) x 2 = 2400

Theo bài ra ta có

2A + 3 G = 3050 và 2 G + 2 A = 2400

ð G = 650 và A= 550

Gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài cảu gen không thay đổi nên gen bị đột biến thay thế 5 cặp G-X bằng cặp A-T

Vậy số lượng từng lọai nucleotit trong gen đôt biến là

A= T = 555, G= X = 645

4.

Một quần thể giao phấn hoàn toàn ngẫu nhiên. Alen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt mang kiểu gen aa bị chết trên đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 100 hạt trong đó có 20 hạt có kiểu gen AA, 40 hạt có kiểu gen Aa, 40 hạt có kiểu gen aa trên đất có kim loại nặng. Các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt với tỉ lệ như nhau cho thế hệ F1. Các cây F1 ngẫu phối tạo F2. Nếu không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, tỉ lệ F2 nảy mầm trên có kim loại nặng bao nhiêu?

A:

1/16.

B:

48/49.

C:

1/9.

D:

15/16.

Đáp án: D

Đáp án A

Ta có : P: 20 hạt AA : 40 hạt Aa (tham gia sinh sản)

→ P: 1/3 AA : 2/3 Aa

→ Tần số alen a = 2/3 : 2 = 1/3, A = 2/3

Vậy F1 : 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa

→ Tỉ lệ các cây F1 tham gia ra hoa, kết quả : 1/2 AA : 1/2 Aa

→ a = 1/2 : 2 = 1/4

Vậy tỉ lệ hạt không nảy mầm được (aa) = (1/4)^2 = 1/16

tỉ lệ F2 nảy mầm trên có kim loại nặng là 15/16

5.

Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là

A:

những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

B:

những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.

C:

sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

D:

những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Đáp án: C

Đáp án C

6.

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A:

rARN.

B:

tARN.

C:

mARN.

D:

ADN.

Đáp án: B

7.

Nếu số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào lưỡng bội ở pha G1 của chu kì tế bào là 24, thì số phân tử ADN của một tế bào ở kì cuối của giảm phân I sẽ là

A:

12

B:

48

C:

24

D:

96

Đáp án: A

Pha G1: thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của tế bào (2n = 24) → pha S: pha nhân đôi (2n = 24 NST kép) → pha G2: chủ yếu tổng hợp ARN và protein → giảm phân I

Kì cuối giảm phân I, hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST là n kép => 12 NST kép.

Đáp án đúng A

8.

Cách thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính nào

A:

Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P

B:

đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1

C:

đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2

D:

dùng lai phân tích

Đáp án: B

Morgan đã đảo vai trò làm bố, mẹ của cặp bố mẹ ở thế hệ F1 để nghiên cứu về hoán vị gen

9.

Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là

A:

0,1.

B:

0,2.

C:

0,4.

D:

0,5.

Đáp án: D

Đáp án D
Tần số alen a của quần thể là 0,5.

10.

Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.

B:

Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.

C:

Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH

D:

Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2

Đáp án: B

11.

Trong số các khẳng định dưới đây, khẳng định nào về quá trình dịch mã là đúng?

A:

Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã 5’AUG3’ liên kết với bộ ba khởi đầu trên phân tử mARN.

B:

Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp mã vào bộ ba kết thúc nằm trên vùng 3’ của phân tử mARN.

C:

Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit amin đặc biệt gắn vào bộ ba kết thúc trên mARN.

D:

Hoạt động dịch mã có sự hình thành liên kết hydro để tạo ra sự liên kết giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc bổ sung.

Đáp án: D

12.

Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A:

đã biểu hiện ra kiểu hình

B:

gen hay đột biến nhiễm sắc thể

C:

nhiễm sắc thể

D:

gen

Đáp án: A

13.

Trong những điều kiện nghiệm đúng sau của định luật Hácđi- Vanbéc, điều kiện cơ bản nhất là :

A:

quần thể phải đủ lớn, trong đó các cá thể mang kiểu gen và kiểu hình khác nhau đều được giao phối với xác suất ngang nhau.

B:

các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau.

C:

các loại hợp tử đều có sức sống như nhau.

D:

không có đột biến, chọn lọc, du nhập gen.

Đáp án: A

14.

Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A:

Nhân đôi AND

B:

Phiên mã tổng hợp mARN

C:

Dịch mã

D:

Phiên mã tổng hợp tARN

Đáp án: C

15.

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên:

A:

Kích thước ARN đủ nhỏ để chứa thông tin di truyền của những sinh vật sống đơn giản đầu tiên.

B:

Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN.

C:

Các thành phần ribonucleotide dễ tổng hợp hóa học hơn so với nucleotide do vậy chắc chắn ARN có mặt trước ADN trong quá trình tiến hóa.

D:

Ở các dạng tế bào đều chứa 2 dạng nucleic acid đó là ADN và ARN.

Đáp án: B

Nguồn: /