Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn Du

Cập nhật: 15/11/2020

1.

Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.

B:

Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.

C:

Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.

D:

Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.

Đáp án: B

2.

Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A:

đã biểu hiện ra kiểu hình

B:

gen hay đột biến nhiễm sắc thể

C:

nhiễm sắc thể

D:

gen

Đáp án: A

3.

Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật?

A:

Đặc trưng về thành phần loài

B:

Đặc trưng về mật độ cá thể của quần thể

C:

Đặc trưng về nhóm tuổi

D:

Đặc trưng về tỉ lệ giới tính

Đáp án: A

4.

Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 

(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào. 

(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con

(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit. 

(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.

(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit. 

 

A:

4

B:

5

C:

2

D:

3

Đáp án: C

Đáp án đúng C

5.

Hai cây thông sống gần nhau xảy ra hiện tượng nối rễ lại thể hiện:

A:

Mối quan hệ một cây kí sinh cây còn lại.

B:

Hai cây thông cạnh tranh nhau hấp thu khoáng chất và nước từ môi trường.

C:

Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài giữa hai cây thông.

D:

Mối quan hệ ăn thịt đồng loại xảy ra ở thực vật.

Đáp án: C

6.

Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng trí tuệ của con người. Sự đánh giá dựa vào các trắc nghiệm với các bài tập có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số và các câu hỏi. Chỉ số IQ được xác định bằng.

A:

Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi trí tuệ chia cho tuổi khôn và nhân 100

B:

Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100 

C:

Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi trí tuệ và nhân 100 

D:

Tổng trung bình của các lời giải được tính thông kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100 

Đáp án: B

Chỉ số IQ thường được tính bằng tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100

Đáp án đúng B

7.

Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?

A:

Hội chứng Đao

B:

Hội chứng Tơcnơ

C:

Hội chứng Claiphento

D:

Hội chứng AIDS

Đáp án: B

Hội chứng Đao : có 3 NST 21 - Thể ba.

Hội chứng Tơcnơ: có 1 NST giới tính X: OX - Thể một.

Hội chứng Claiphento : có 3 NST giới tính XXY.

Hội chứng AIDS: là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

8.

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

A:

Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).

B:

Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).

C:

Crômatit.

D:

Sợi cơ bản.

Đáp án: D

9.

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

A:

AA × Aa

B:

AA × aa

C:

Aa × Aa

D:

Aa × aa

Đáp án: B

Phép lai cho đời con có 1 loại kiểu gen là AA × aa → Aa

10.

Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a.Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A:

Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể

B:

Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới

C:

Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

D:

Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a

Đáp án: B

11.

Trên phân tử mARN của sinh vật nhân sơ, bộ mã di truyền 5’AUG’3 mã hóa cho axit amin nào dưới đây?

A:

Phenylalanin

B:

Formyl methionine

C:

Methionine

D:

Alanin

Đáp án: B

Bộ ba 5’ AUG 3’ ở sinh vật nhân sơ mã hóa cho acid amin fMet ( formyl methionin)

12.

Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung?

A:

Thay thế và chuyển đổi vị trí một cặp Nuclêôtít

B:

Thêm và thay thế một cặp Nuclêôtít

C:

Mất và thay thế một cặp Nuclêôtít

D:

Mất và thêm một cặp Nuclêôtít

Đáp án: D

13.

Cơ thể P dị hợp 3 cặp gen tạo ra loại giao tử ABD với tỉ lê bằng 15%. Tần số hoán vị gen của P là 

A:

10%

B:

20%

C:

30%

D:

40%

Đáp án: D

14.

Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a. ở phép lai♂ Aaa x ♀AAaa, cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con  thế nào ?

A:

17:1

B:

8:1

C:

11:1

D:

5:1

Đáp án: C

Ở phép lai♂ Aaa x ♀AAaa

♂ Aaa cho ra các giao tử: 1/6 A: 2/6 Aa: 1/6 aa: 2/6 a thì chỉ có giao tử A và a có khả năng thụ tinh.

♀AAaa cho ra các giao tử: 1/4 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa

Vậy tỷ lệ KH ở đời con là: (1/6A: 2/6a)(5/6 A-: 1/6aa)= 8/18A-: 1/18 aaa

15.

Đột biến thành gen lặn biểu hiện:

A:

kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B:

ngay ở cơ thể mang đột biến.

C:

kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

D:

ở phần lớn cơ thể.

Đáp án: C

Nguồn: /