Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Thạnh Lộc

Cập nhật: 27/10/2020

1.

Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên : 1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử

B:

Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ

C:

. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen

D:

Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau.

Đáp án: D

Ta thấy F1: 100% thân cao lá nguyên → P thuần chủng, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, lá nguyên trội hoàn
toàn so với lá xẻ
Quy ước gen A-: thân cao; a – thân thấp
B- lá nguyên; b- lá xẻ
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
+ HVG với f=50%
+ PLĐL
F1: AaBb × aabb → 1AaBb:1aaBb:1Aabb:1aabb
Xét các phát biểu
A sai, cây thân thấp là nguyên ở Fa giảm phân bình thường: aaBb → aB:ab
B: sai, cho cây F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → cây thân cao, lá xẻ: A-bb = 3/16
C sai, thân cao lá xẻ có kiểu gen Aabb
D đúng, thân cao lá nguyên ở F1 và Fa đều có kiểu gen AaBb

2.

Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A:

XX, con đực là XY.

B:

XY, con đực là XX.

C:

XO, con đực là XY.

D:

XX, con đực là XO.

Đáp án: B

3.

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ:

A:

tăng 1.

B:

tăng 2.

C:

giảm 1.

D:

giảm 2.

Đáp án: B

4.

Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho haicây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứatổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là

A:

Bbbb

B:

BBbb

C:

Bbb

D:

BBb

Đáp án: A

Theo bài ra ta tính được:

Alen B (chính là gen B) có: A = T = 301, G = X = 299.

Alen b ( chính là gen b) có : A = T = G = X = 300.

Vậy KG của loại hợp tử chứa tổng số nucleotit loại guanin của các alen sẽ là : Bbbb vì 1199 =  299 + (300 x 3) = Bbbb

→ Đáp án : A.

5.

Tiến hành các thí nghiệm lai trên cây hoa loa kèn cho thấy:
Phép lai 1: P1 ( cái ) hoa loa kèn mầm vàng x (đực ) hoa loa kèn mầm xanh → F1 100% vàng.
Phép lai 2: P2 ( cái ) hoa loa kèn mầm xanh x (đực ) hoa loa kèn mầm vàng → F1 100% xanh.
Cho các nhận định dưới đây:
(1) Tính trạng màu sắc mầm ở cây hoa loa kèn do một locus 2 alen nằm trong nhân tế bào chi phối.
(2) Nếu lấy hạt phấn cây F1 ở phép lai 1 đem thụ phấn cho cây F1 ở phép lai 2, đời con sẽ phân ly theo tỷ lệ 3 vàng: 1 xanh.
(3) Tính trạng nghiên cứu không bị mất đi ngay cả khi nhân của tế bào được thay thế bằng một nhân khác.
(4). Phép lai 1 cho thấy tính trạng mầm vàng là trội so với mầm xanh, nhưng ngược lại ở phép lai 2 cho thấy tính trạng mầm xanh trội so với mầm vàng. Từ 2 phép lai cho thấy hai tính trạng trội không hoàn toàn.
Số nhận định đúng về phép lai:

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: D

6.

Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro đã bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi môi trường đã cung cấp 1083 nu loại A và 1617 nu loại G. Dạng đột biến xảy ra với gen A là :

A:

thay thế 1 cặp AT bằng 1 cặp GX

B:

mất 1 cặp AT

C:

mất 1 cặp GX

D:

thay thế 1 cặp GX bằng 1 cặp AT

Đáp án: A

Đổi 153nm = 1530 A 0

Số lượng nucleotit trong gen A là

1530 : 3,4 x 2 = 900

Số nucleotit loại A và G trong gen A là

G= 1169 – 900 = 269

A = 900 : 2 - 269 = 181

Số nucleotit loại A và G trong cặp gen Aa là

A = 1083 : ( 22 – 1 ) = 361

G = 1617 : ( 22 – 1 ) = 539

Vậy số nucleotit loại A và G trong gen a là

A = 361 – 181 = 180

G = 539 – 269 = 270

Vậy gen A đã thay thế một cặp A- T bằng 1 cặp G – X

7.

Trong số các nguyên tố chỉ ra dưới đây, nguyên tố hóa học nào không có mặt trong cấu tạo của ADN?

A:

Lưu huỳnh

B:

Phospho

C:

Oxy

D:

Hydro

Đáp án: A

8.

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính

B:

Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể

C:

Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân

D:

Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li

Đáp án: A

Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.
Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng 1 hoặc 1 vài cặp NST, nguyên nhân là do rối loạn phân bào ở 1 số cặp NST không phân li.
Nếu tất cả các cặp NST không phân li thì gây ra đột biến đa bội.

9.

Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân  sơ là :

A:

cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.

B:

thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.

C:

thành phần tham gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạt, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.

D:

có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã.

Đáp án: B

10.

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc dạng đột biến:

A:

đảo đoạn ngoài tâm động.

B:

chuyển đoạn không tương hỗ.

C:

đảo đoạn có tâm động.

D:

chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: D

11.

Ở cà chua 2n = 24 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:

A:

25

B:

48

C:

27

D:

36

Đáp án: D

12.

Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là:

A:

Nucleoxôm

B:

Nucleotit

C:

protein

D:

ADN

Đáp án: A

Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là: Nucleoxôm

13.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Đao ở người là:

A:

Đột biến tam bội xảy ra ở người

B:

Tế bào người bệnh có 3 NST số 13

C:

Tế bào người bệnh có 3 NST số 21

D:

Tế bào người bệnh có 3 NST số 18

Đáp án: C

14.

Một phụ nữ có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể:

A:

ba.

B:

tam bội.

C:

đa bội lẻ.

D:

đơn bội lệch.  

Đáp án: A

15.

Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là

A:

Một phân tử protein

B:

Một phân tử mARN

C:

Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

D:

Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN

Đáp án: C

Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

Nguồn: /