Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THCS và THPT Đăng Khoa

Cập nhật: 27/10/2020

1.

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

A:

Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA

B:

Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin

C:

Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D:

Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

Đáp án: B

2.

Hormon tyrosin của tuyến giáp có tác dụng chủ yếu đối với động vật có xương sống thể hiện qua:

A:

Kích thích sự phát triển của não bộ, đặc biệt là bán cầu đại não.

B:

Tăng cường sản sinh Ca2+ từ xương và đẩy vào máu, chuyển đến các cơ quan cần sử dụng ion này.

C:

Tăng cường phân giải glucose thành glycogen phục vụ cho các hoạt động sống của tế bào.

D:

Thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ bản của tế bào, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Đáp án: D

3.

Cơ thể dị hợp 2 cặp gen qui định 2 cặp tớnh trạng lai phõn tớch cú xảy ra hoỏn vị với tần số 25% thỡ tỉ lệ kiểu hỡnh ở con lai là:

A:

37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5%

B:

42,5% : 42,5% : 7,5% : 7,5%

C:

25% : 25% : 25% : 25%

D:

75% : 25%

Đáp án: A

4.

Một loài thực vật, A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp; B qui định quả  đỏ trội hoàn toàn so với b qui định quả vàng. Cho cơ thể có kiểu gen Ab/aB (hoán vị gen với tần số f = 20% aB ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau.

A:

24%

B:

1%

C:

8%

D:

16%

Đáp án: B

Đáp án B

5.

Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì:

A:

làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.

B:

tổng đột biến trong quần thể có số lượng  lớn nhất.

C:

đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng.

D:

là những đột biến nhỏ.

Đáp án: A

6.

Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?

A:

G.

B:

T.

C:

X.

D:

A.

Đáp án: B

[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là B.
Trong quá trình nhân đôi ADN, nhờ nguyên tắc bổ sung mà
Nucleotit loại A trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại T trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại T trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại A trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại G trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại X trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại X trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại G trong môi trường nội bào.

7.

Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm đƣợc gọi là phương pháp

A:

nuôi cấy hợp tử

B:

cấy truyền phôi

C:

kĩ thuật chuyển phôi

D:

nhân giống đột biến.

Đáp án: B

8.

Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào

A:

Sự dịch chuyển của các đại lục

B:

Xác định tuổi của các lớp vật chất và hóa thạch

C:

Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu và các hóa thạch điển hình

D:

Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ

Đáp án: C

Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu và các hóa thạch điển hình

Đáp án đúng C

9.

Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A:

Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

B:

Bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

C:

Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

D:

Bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.

Đáp án: D

Đáp án D

10.

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài mới là chính xác?

A:

Rất khó để phân biệt quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái bởi ngay khi có sự cách ly địa lý thì điều kiện sinh thái sẽ có sự khác biệt.

B:

Quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái luôn tồn tại độc lập.

C:

Các thể đa bội được cách ly sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.

D:

Ngay khi có sự cách ly địa lý, khả năng gặp gỡ của các cá thể giữa quần thể gốc và quần thể bị cách ly giảm sút, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách ly sinh sản.

Đáp án: A

11.

Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên: 62 ruồi mắt tráng, cánh xẻ: 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ: 18 mồi mắt trắng, cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng đều do một gen quy định, các gen đều nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả ruồi mắt đỏ, cánh nguyên đều là ruồi cái.
II. Tất cả các ruồi F2 mang kiểu hình khác bố mẹ đều là ruồi đực.
III. Tần số hoán vị gen là 36%.
IV. Tính theo lý thuyết số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết là 18 con.

A:

4.

B:

1.

C:

2.

D:

3.

Đáp án: B

Qui uớc gen: A: mắt đò > a: mắt trắng; B: cánh nguyên > b: cánh xẻ.
Để F1 thu được 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên thì ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên phải là ruồi cái (XX).

Từ bảng trên, ta xét các phát biểu:
(1) sai. Ruồi mắt đỏ, cánh nguyên xuất hiện ở cả ruồi cái và ruồi đực.
(2) đúng. Tất cả các ruồi cái đều mang kiểu hình đỏ, cánh nguyên nên các mang kiểu hình khác bố ( mắt trắng, cánh xẻ) và mẹ (mắt đỏ, cánh nguyên) đều là ruồi đực.
(3) sai. Dựa vào bảng, ta có ruồi mắt đỏ, cánh nguyên gồm 3 kiểu gen bằng nhau chiếm tỉ lệ lớn và 2 kiểu gen bằng nhau chiếm tỉ lệ bé = 282 con, trong đó, mỗi kiểu gen bé gồm 18 con.
- Số lượng cá thể của mỗi kiểu gen lớn là: (282 – 2 x 18): 3 = 82 con. - Số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ theo lý thuyết là 82 con.
Tần số hoán vị gen = (18x2): (18x2 + 82x2) = 18%.
(4) sai. Số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ đã bị chết là: 82 - 62 = 20 con.
Chọn B.

12.

Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể luõng bội 2n =14. Số nhóm gen liên kết của loài này là

A:

28

B:

14

C:

2

D:

7

Đáp án: D

Số nhóm gen liên kết bằng với số cặp NST
Chọn D

13.

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5AA:0,3Aa:0,2aa, kiểu gen AA có khả năng tham gia sinh sản bằng 50%, các kiểu gen khác có khả năng tham gia sinh sản đều bằng 100%. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử lặn qua 2 thế hệ là

A:

16/47

B:

6/47

C:

18/47

D:

25/47

Đáp án: D

14.

Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.

A:

\(8 \over 9\)

B:

\(3\over4\)

C:

\(1\over2\)

D:

\(5\over9\)

Đáp án: A

=> 1 - (\(2\over3\) . \(2\over3\) . \(1\over4\) ) = \(8\over9\)

=> Đáp án A

15.

Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ:

A:

trung gian.

B:

trước.

C:

giữa.

D:

sau.

Đáp án: C

Nguồn: /