Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cập nhật: 29/10/2020

1.

Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F 1 là:

A:

12,5%

B:

25%

C:

37,5%

D:

6,25%

Đáp án: A

2.

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ:

A:

Diễn ra trên những phạm vi nhỏ

B:

Cải biến vốn gen của quần thể.

C:

Có thể xây dựng các thực nghiệm kiểm chứng

D:

Hình thành các bậc phân loại trên loài

Đáp án: D

3.

Đột biến gen là những biến đổi:

A:

Trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân bào.

B:

Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN.

C:

Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nu xảy ra trong ARN.

D:

Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.

Đáp án: B

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN

4.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin

(2) Trong cấu trúc phân tử mARN và tARN đều có các liên kết hiđrô

(3) Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5' -> 3'

(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn 5' -> 3' thì mạch mới đƣợc tổng gián đoạn

(5) Đơn phân cấu trúc phân tử ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X

(6) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 3' -> 5'

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

5.

Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

A:

Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện

B:

Đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C:

Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện

D:

Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái

Đáp án: D

Để tạo động vật chuyển gen, người ta cần :

Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái

Đáp án đúng D

6.

Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng, người ta thu được đời lai có 242 cây hoa trắng và 79 cây hoa đỏ. Quy luật di truyền chi phối tình trạng màu hoa ở loài thực vật này là

A:

Quy luật phân li

B:

Tương tác cộng gộp

C:

Tương tác át chế

D:

Tương tác hỗ trợ

Đáp án: B

Lai phân tích cá thể có kiêu hình câu hoa đỏ x hoa trắng => 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ 

=> 4 tổ hợp giao tử , 2 gen tương tác với nhau quy định màu sắc của hoa 

Lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình là 3 trắng :1 đỏ => Tính trạng màu hoa do tương tác bổ trợ hai alen hoặc tương tác cộng gộp 

=> Do  trong đáp án không có tương tác bổ trợ nên đáp án cần chọn là tương tác cộng gộp

Đáp án đúng B

7.

Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp là 0,5. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?

A:

0,3

B:

0,4 

C:

0,125

D:

0,1

Đáp án: C

Sau hai thế hệ tần số kiểu gen dị hợp là :  0,5.(1/2)2=0,125

8.

Sau khi quá trình thụ phấn và thụ tinh trên hoa được thực hiện, sự phát triển tiếp theo được thể hiện qua hiện tượng:

A:

Phần lớn các trường hợp, cánh hoa tiếp tục phát triển thành một bộ phận của quả và có tác dụng bao bọc, tạo vỏ quả.

B:

Noãn thụ tinh sẽ phát triển thành hạt, tế bào 3n tạo thành nội nhũ, ở một số loại hạt không có nội nhũ.

C:

Các tế bào đối cực, tế bào kèm sau quá trình thụ tinh sẽ phát triển thành vỏ hạt nên gọi là hạt kín.

D:

Thường thì các hạt có nội nhũ là cây một lá mầm, còn cây không nội nhũ là cây hai lá mầm, các hạt không có nội nhũ thì không dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt.

Đáp án: B

9.

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
 

A:

Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
 

B:

Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
 

C:

Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
 

D:

Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’
 

Đáp án: D

D sai - Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

Đáp án D
 

10.

Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 51% cây thân cao, hoa đỏ; 24% cây thân cao, hoa trắng; 24% cây thân thấp, hoa đỏ; 1% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 1% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.

II. F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, có 2/3 số cây dị hợp tử về 2 cặp gen.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 2/3.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: D

11.

Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:

A:

Dạ dày

B:

Ruột non

C:

Thực quản

D:

Ruột già

Đáp án: B

12.

Khi nói về quần thể tự phối, khẳng định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A:

Quần thể phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

B:

Trong tự nhiên vẫn tồn tại quần thể tự phối hoặc giao phối cận huyết.

C:

Quần thể biểu hiện tính đa hình hơn quần thể ngẫu phối.

D:

Tần số thể dị hợp ở mức thấp hơn so với thể đồng hợp nếu tự phối thời gian dài.

Đáp án: C

Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.

=> không đa hình như quần thể ngẫu phối

13.

Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình dịch mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào là KHÔNG chính xác?

A:

Trong quá trình dịch mã có sự hình thành liên kết hydro giữa các bazơ nitơ trên ribonucleotide.

B:

Các axit amin liên kết với mạch khuôn mARN theo nguyên tắc bổ sung và hình thành nên liên kết peptide.

C:

Các ribosome trượt dọc theo sợi mARN từ chiều 5’ đến chiều 3’, kết thúc quá trình này chuỗi polypeptide được hình thành.

D:

Số axit amin trong một chuỗi polypeptide luôn nhỏ hơn số bộ ba trên gen chi phối chuỗi polypeptide đó.

Đáp án: B

14.

Các dạng đột biến lệch bội gồm thể không, thể một nhiễm, thể một nhiễm kép:

A:

thể ba, thể bốn kép.

B:

thể bốn, thể ba.

C:

thể bốn, thể bốn kép.

D:

thể ba, thể bốn kép.

Đáp án: D

15.

Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển...

Tổ hợp câu đúng là

A:

1, 2, 3

B:

2, 3, 6

C:

3, 4, 5

D:

4, 5, 6

Đáp án: B

Nguồn: /