Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Chu Văn An

Cập nhật: 08/11/2020

1.

Khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng?

A:

ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau (thể truyền và gen cần chuyển)

B:

Plasmid là loại thể truyền được sử dụng phổ biến trong công nghệ ADN tái tổ hợp, là phân tử ADN mạch kép, dạng vòng tồn tại phổ biến trong tế bào chất của các sinh vật nhân thực.

C:

Để tạo ADN tái tổ hợp, cần sử dụng enzyme cắt giới hạn để cắt các phân đoạn ADN và enzyme nối ADN ligaza để nối các phân đoạn ADN tạo thành ADN tái tổ hợp.

D:

Bằng công nghệ ADN tái tổ hợp và kỹ thuật chuyển gen, có thể tạo ra các loài thú mang gen của các loài khác.

Đáp án: B

2.

Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro . Số lượng từng loại nu của alen a là :

A:

A=T=800, G=X=399

B:

A=T=801, G=X=400

C:

A=T=799, G=X=401

D:

A=T=799, G=X=400

Đáp án: D

Đổi 408nm = 4080Ao

Số nucleotit của gen A là :

4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu

Ta có T = A = 2 G = 2X nên

A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) x 2 = 800

G=X = 800 : 2 = 400

Số liên kết hidro trong gen a là : 2A+ 3G= 400x3 + 800x 2 = 2800

Gen A bị đột biến điểm thành gen a và gen a có 2798 liên kết hidro giảm 2 liên kết H

Vậy gen đột biến mất một cặp A-T

3.

Một phân tử AND ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtít loại G của phân tử này là 

A:

20%.

B:

30%.

C:

60%.

D:

15%.

Đáp án: B

4.

Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này cùng nằm trên một NST tương đồng. Giả sử khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1 , cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54% cao-tròn, 21% thấp-tròn, 21% cao-bầu dục, 4% thấp-bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo phân diễn ra giống nhau, hãy xác định kiểu gen của F1 và tần số trao đổi chéo f giữa các gen?

A:

Ab/aB, f = 40%

B:

AB/ab, f = 20%

C:

AB/aB, f = 20%

D:

AB/ab, f = 40%

Đáp án: A

F1 x cây X

F2: 54% A-B : 21%A-bb : 21%aaB- : 4% aabb

A-B- = 0,5 + aabb

A-bb = aaB- = 0,25 – aabb

⇒ Hai cây đem lai là cây dị hợp 2 cặp gen ( Aa,Bb)

⇒ Ta có ( Aa,Bb) x( Aa,Bb)

Có đời con aabb = 0.04 = 0.2 x 0.2 = 0.4 x 0.1 

⇒ aabb = 0.04 = 0.2ab x 0.2ab => Ab/aB x Ab/aB hoán vị f = 40 %

⇒ Hoặc aabb = 0.04 = 0.4 ab x 0.1 ab => AB/aB x Ab/aB hoán vị f = 20% 

Quá trình giảm phân tạo noãn và tạo phấn diễn ra giống nhau nên kiểu gen của F1 là Ab/aB và f = 40%

Đáp án đúng A

5.

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loài người được xuất hiện vào kỉ nào sau đây?

A:

Thứ Tư

B:

Thứ Ba

C:

Jura

D:

Đêvôn

Đáp án: A

Loại người xuất hiện vào kỉ thứ Tư của đại Tân sinh

6.

Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật là

A:

Bằng chứng giải phẫu so sánh

B:

Bằng chứng hoá thạch

C:

Bằng chứng sinh học tế bào

D:

Bằng chứng sinh học phân tử

Đáp án: B

Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật là hóa thạch. Các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp.

Đáp án đúng B

7.

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
JJ. Kiểu gen của cây P có thể là 
KK. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.
LL. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
MM. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.

A:

3.

B:

2.

C:

1.

D:

4.

Đáp án: C

Đáp án C
Phương pháp.
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải
Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 → 2 cặp gen tương tác bổ sung
Quy ước gen:
A-B-: Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng
D- cánh kép; d- cánh đơn
Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:7)(3:1)≠ đề cho → 1 trong 2 gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.
Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D-=0,495 →B-D-=0,495:0,75 =0,66 →bbdd=0,16; B-dd=bbD-= 0,09 → F1:

8.

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.

B:

Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.

C:

Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen.

D:

Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.

Đáp án: B

9.

Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 84%. Theo lý thuyết, các cây kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chiếm tỉ lệ

A:

36%

B:

64%

C:

42%

D:

52%

Đáp án: D

10.

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408 nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2789 liên kết hydro. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2399 T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

A:

AAAa

B:

Aaa

C:

AAa

D:

Aaaa

Đáp án: D

Gen A dài 408nm → có tổng số nu là 2A + 2G = 4080 : 3,4 x 2 = 2400

Có A = T = 2G → vậy A = T = 800 và G = X = 400

Gen A có số liên kết H là 2A + 3G = 2800

Gen A đột biến thành alen a

Alen a có 2789 liên kết H ↔ 2A + 3G = 2789

→ Alen a ít hơn gen A là 11 liên kết H = 2 + 2 + 2 + 2 + 3 = 2 + 3 + 3 + 3

→ Đột biến có thể là mất 4 cặp A-T và 1 cặp G-X

Hoặc mất 1 cặp A-T và 3 cặp G-X 

Giả sử alen a có A = T = x → x = 796 hoặc x = 799

Giả sử hợp tử là (A)m(a)n (m, n nguyên dương)

Hợp tử có 2399 T = 800m + x.n

→ 800m <  2399

→ m < 2,99 → m = 1 hoặc m = 2

Nếu m = 1, có x.n = 1599

x = 796 → n = 2,008 – loại

x= 799 → n = 2,0012 – loại

Nếu m = 2, có x.n = 799

→ vậy x = 799, n = 1

Vậy hợp tử là : AAa

11.

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống

B:

Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp

C:

Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn

D:

Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Đáp án: B

12.

Một nhà chọn giống thỏ cho các con thỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau. Ông ta đã phát hiện ra một điều là tính trung bình thì 9% số thỏ có lông ráp. Loại lông này bán được ít tiền hơn. Vì vậy ông ta không cho các con thỏ lông ráp giao phối. Tính trạng lông ráp là do gen lặn trên NST thường quy định. Tỉ lệ thỏ có lông ráp mà ông ta nhận được trong thế hệ tiếp sau theo lí thuyết là bao nhiêu % ? Biết rằng tính trạng lông ráp không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thỏ.

A:

4,5%

B:

5,3%

C:

7,3%

D:

3,2%

Đáp án: B

Quy ước:  A - lông mượt ;  a - lông ráp

- Quần thể giao phối tự do nên cấu trúc đã cân bằng => q2(aa) = 9% = 0,09

         => q(a) = 0,3 => p(A) = 0,7

- Vì không cho cá thể lông ráp (aa) giao phối nên tần số mỗi alen ở thế hệ sau là:

     p(A) = 0,7/(1- 0,09) = 10/13 => q(a) = 1 - 10/13 = 3/13

=> Cá thể lông ráp ở thế hệ tiếp theo là: q2(aa) = (3/13)2 = 9/169 = 5,3%. Chọn B.

13.

Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì:

A:

làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.

B:

tổng đột biến trong quần thể có số lượng  lớn nhất.

C:

đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng.

D:

là những đột biến nhỏ.

Đáp án: A

14.

Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là :

A:

Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.

B:

Trong một quần  thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C:

Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.

D:

Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.

Đáp án: B

15.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A:

Kỉ Krêta (Phấn trắng)

B:

Kỉ Đệ tứ

C:

Kỉ Đệ tam

D:

Kỉ Carbon (Than đá)

Đáp án: D

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở Kỉ Carbon (Than đá).

Nguồn: /