Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Kim Liên

Cập nhật: 28/10/2020

1.

Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A:

Mã di truyền có tính phổ biến.

B:

Mã di truyền có tính đặc hiệu.

C:

Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

D:

Mã di truyền có tính thoái hóa.

Đáp án: D

2.

Dạng đột biến gen là đột biến dịch khung?

A:

Thay thế cặp AT thành cặp GX

B:

Thay thế 2 cặp AT thành 2 cặp TA

C:

Mất 3 cặp nucleotide trong 1 triplet

D:

Mất 1 cặp nucleotide trong 1 triplet

Đáp án: D

3.

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA: 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỷ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:

A:

90%

B:

64%

C:

96%

D:

32%

Đáp án: A

4.

Bố mẹ đều bình thường, sinh được con gái bình thường, một con trai bị  bệnh Z và một con trai bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ bình thường và sinh con gái bị bệnh Z. Có thể kết luận bệnh Z này nhiều khả năng chi phối bởi gen

A:

Trội trên NST thường

B:

Lặn trên NST giới tính X

C:

Lặn trên NST thường

D:

Trội trên NST giới tính

Đáp án: C

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh => gen gây bệnh là gen lặn

Bố bình thường sinh con gái bị bệnh => gen lặn nằm trên NST thường

Đáp án đúng C

5.

Hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật có thể được giải thích trên cơ sở của:

A:

Sự vận chuyển phân cực của Auxin từ chồi đỉnh xuống rễ, hormon này ức chế sự phát triển của chồi bên và duy trì sự phát triển của chồi đỉnh.

B:

Sự tham gia của GA vào quá trình kéo dài ngọn nhưng kìm hãm sự phát triển của chồi bên.

C:

Hàm lượng cao của AAB trong các chồi bên dẫn tới sự ức chế quá trình phát triển của các chồi bên, duy trì các chồi bên ở trạng thái ngủ.

D:

Tương quan giữa hormon GA và hormon cytokinin làm tăng tốc độ phát triển của ngọn và ức chế sự phát triển của chồi bên.

Đáp án: A

6.

Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ:

A:

trung gian.

B:

trước.

C:

giữa.

D:

sau.

Đáp án: C

7.

Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp gen liên kết hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tiến hành tự thụ phấn cơ thể có kiểu gen AB//ab De//dE thu được đời sau. Một học sinh đưa ra 4 nhận định về đời sau đó:
(1). Có 100 kiểu gen có thể được tạo ra
(2). Có 4 lớp kiểu hình có thể tạo ra ở đời sau:
(3). Có 6 lớp kiểu hình ở đời con
(4). Có 4 loại kiểu gen đồng hợp các cặp gen có thể được tạo ra.
số nhận định đúng là:

A:

3

B:

4

C:

2

D:

1

Đáp án: C

8.

Nối cột A với cột B cho phù hợp và sắp xếp theo mức độ lớn dần trong cấu trúc siêu hiển vi NST:

  Cột A

  Cột B

1.  Crômatit

2.  Sợi cơ bản

3.  Nuclêôxôm

     4. Sợi nhiễm sắc

5. ADN

A. 300nm

B. 11nm

C. 2nm

D. 30nm

E. 700nm

 

A:

5c→3b→2d→4a→1e

B:

1e→4d→2b→3b→5c

C:

5c→3b→2b→4d→1e

D:

1e→4a→2d→3b→5c

Đáp án: C

9.

Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài mới là KHÔNG chính xác?

A:

Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra trong mọt khoảng thời gian ngắn.

B:

Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, vượt qua chọn lọc tự nhiên theo thời gian.

C:

Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài phức tạp và việc đa bội hóa ít khi thành công.

D:

Hình thành loài dưới tác động của cách ly địa lý và cách ly sinh thái luôn diễn ra độc lập với nhau dẫn tới cơ chế hình thành loài cùng khu và khác khu.

Đáp án: D

10.

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ thấp hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đáp án: C

Đáp án C

11.

Ở một loài thực vật, trong kiểu gen: có mặt hai gen trội (A, B) quy định kiểu hìnhhoa đỏ; chỉ có một gen trội A hoặc B quy định kiểu hình hoa hồng; không chúa gen trội nào quy định kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng. Cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, F2 thu đƣợc tỷ lệ kiểu hình như sau: 37,5% đỏ, ngọt : 31,25% hồng, ngọt: 18,75% đỏ, chua: 6,25% hồng, chua : 6,25% trắng, ngọt.Kiểu gen của F1 phù hợp với kết

quả phép lai trên là

A:

\({AD\over ad} Bb\) hoặc \({Bd\over bD} Aa\)

B:

\({Ad\over aD} Bb\) hoặc \({Bd\over bD} Aa\)

C:

\({Ad\over aD} Bb\) hoặc \({BD\over bd} Aa\)

D:

\({AD\over ad} Bb\) hoặc \({BD\over bd} Aa\)

Đáp án: B

12.

Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng thành nitơ ở dạng3NO−4NH+?

A:

Động vật đa bào

B:

Vi khuẩn cố định nitơ trong đất

C:

Thực vật tự dưỡng

D:

Vi khuẩn phản nitrat hoá

Đáp án: C

13.

Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình thái lặn? 

A:

aa x  aa.

B:

Aa x Aa.

C:

AA x aa.

D:

Aa x  aa.

Đáp án: A

14.

Lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo qui luật nào sau đây?

A:

Hoán vị gen.

B:

Phân li độc lập.

C:

Liên kết hoàn toàn.

D:

Tương tác gen.

Đáp án: C

Đáp án C
Lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo qui luật liên kết hoàn toàn hoặc gen quy định tính trạng là gen đa hiệu:

15.

Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

A:

Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình

B:

Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình

C:

Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình

D:

Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình

Đáp án: D

Trường hợp không xảy ra là D, nếu cây hoa đỏ x cây hoa đỏ sẽ có 3 trường hợp sau
+ AA × AA → AA (1 kiểu gen, 1 kiểu hình)
+ Aa × AA → AA :Aa (2 kiểu gen, 1 kiểu hình)
+ Aa x Aa → 1AA :2Aa : 1aa(3 kiểu gen, 1 kiểu hình)

Nguồn: /