Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Yên Hòa

Cập nhật: 30/10/2020

1.

Ở một loài thực vật, người ta tiến hành đem lai 2 dòng thuần chủng. Một dạng lá có lông ở cả mặt trên và mặt dưới lá, còn dạng kia thì lá không có lông. Tất cả con lai F1 đều có lông ở 2 mặt lá, nhưng khi tiến hành lai phân tích con lai F1, chỉ thu được 25% cây có lông ở 2 mặt lá : 25% cây có long ở mặt lá dưới : 25% cây có lông ở mặt lá trên : 25% cây không có lông ở lá. Kết quả phép lai này cho thấy, tính trạng có lông ở cả hai mặt lá trong trường hợp này do:

A:

Tương tác trội lặn không hoàn toàn giữa hai alen cùng một lôcút

B:

Tương tác át chế của gen trội

C:

Tương tác bổ trợ giữa hai alen trội.

D:

Có sự tái tổ hợ di truyền giữa các alen

Đáp án: C

Phân tích kiểu hình F1 cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau là

1 cây có lông ở 2 mặt lá :1 cây có lông ở mặt lá dưới :1 cây có lông ở mặt lá trên :1 cây không có lông ở lá.

=>  4 tổ hợp giao tử

=>Cơ thể F1 dị hợp hai cặp gen

=>  F1 có kiểu gen AaBb

=>  A- B- : có lông ở hai bên mặt lá

=>  A- bb : có lông ở trên

=>  aaB- có lông ở mặt lá dưới

=>  aabb: không có lông ở hai mặt lá

=>  Tương tác bổ trợ giữa hai alen trội

Đáp án đúng C

2.

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen;
alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ
trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: AB ̲ ̲ ̲ ̲ ̲ab XDXd × AB ab ̲ ̲ ̲ ̲ X̲ DY, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 3,75%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 40 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
III. F1 có 10% số ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
IV. F1 có 25% số cá thể cái mang kiểu hình trội về hai tính trạng

A:

2

B:

3

C:

4

D:

1

Đáp án: D

3.

R: Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
S: Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
T: Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
U: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A:

(1), (3) và (4)

B:

(1), (2) và (4)

C:

(2), (3) và (4)

D:

(1), (2) và (3)

Đáp án: A

Đáp án A
Các phát biểu đúng là (1), (3) và (4)
Ý (2) sai vì đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit

4.

Trên trạm du hành vũ trụ, oxi được tái sinh bằng KO2. Một trạm du hành vũ trụ có trang bị 355kg KO2cho 1 phi đội gồm 2 nhà du hành, mỗi người mỗi ngày đêm thải ra 1,1kg khí CO2. Hỏi hoạt động của phi hành đoàn được duy trì bao lâu?

A:

60 ngày

B:

50 ngày

C:

40 ngày

D:

70 ngày

Đáp án: B

2KO2 + CO2 → ½ O2 + K2CO3
71             44                  (kg)
3,55       1,1                 (kg)
⇒ Số ngày sống = 355 : (2.3,55) = 50 ngày

5.

Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do:

A:

ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

B:

ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

C:

tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

D:

ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Đáp án: C

6.

Trong cấu trúc của một gen điển hình, vùng điều hòa của gen nằm ở:

A:

Đầu 3’ của mạch mang mã gốc

B:

Đầu 3’ của mạch đối khuôn

C:

Đầu 5’ của mạch mang mã gốc

D:

Mỗi gen vùng điều hòa nằm ở một đầu khác nhau

Đáp án: A

7.

Với n cặp gen dị hợp tử ở F1 di truyền độc lập thì số loại giao tử ở F1 là bao nhiêu?

A:

n

B:

2n

C:

3n

D:

4n

Đáp án: B

Đáp án B
Số loại giao tử là 2n

8.

Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:

A:

đột biến nhân tạo.

B:

lai tế bào.

C:

kĩ thuật di truyền.

D:

chọn lọc cá thể.

Đáp án: B

9.

Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?

A:

G.

B:

T.

C:

X.

D:

A.

Đáp án: B

[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là B.
Trong quá trình nhân đôi ADN, nhờ nguyên tắc bổ sung mà
Nucleotit loại A trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại T trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại T trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại A trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại G trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại X trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại X trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại G trong môi trường nội bào.

10.

 

Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là 

A:

xảy ra sự biến đổi số lượng của nhiễm sắc thể

B:

có sự phân chia của tế bào chất.

C:

nhiễm sắc thể phân đôi đi về hai cực của tế bào. 

D:

nhiễm sắc thể tự nhân đôi

Đáp án: A

11.

Trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây, phát biểu chính xác về đột biến gen là:

A:

Đột biến gen luôn gây hại cho thể đột biến vì phá vỡ trạng thái đã được chọn lọc qua một thời gian dài.

B:

Đột biến gen là các đột biến điểm làm thay đổi trình tự một cặp nucleotide với các trường hợp: mất, đảo, lặp, chuyển một cặp nucleotide.

C:

Đột biến gen có khả năng tạo ra các alen mới làm tăng sự đa dạng vốn gen của quần thể sinh vật.

D:

Đột biến gen xuất hiện ngoài quá trình giảm phân hình thành giao tử đều không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Đáp án: C

12.

Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là

A:

240 và 270 

B:

180 và 270   

C:

290 và 370   

D:

270 và 390

Đáp án: D

13.

Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau

A:

5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’

B:

3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’

C:

3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’

D:

5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’

Đáp án: C

14.

Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh Siêu nữ do có :

A:

XXX.

B:

XXY.

C:

XXXY.

D:

OX.

Đáp án: A

15.

Vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển và sinh sản thực vật nào dưới đây vào trồng
trọt là chính xác?
(1). Chiếu sáng cho cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn có thể khiến chúng ra hoa trái vụ.
(2). Làm tổn thương các cơ quan sinh dưỡng có thể kích thích quá trình chuyển pha từ pha sinh
dưỡng sang pha sinh sản.
(3). Bón càng nhiều phân đạm cho cây thì tốc độ ra hoa kết trái càng nhanh.
(4). Bấm bớt ngọn cây có thể dẫn tới làm tăng năng suất cây trồng.
Số lượng các phát biểu chính xác là:

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: C

Nguồn: /