Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Trung Văn

Cập nhật: 10/11/2020

1.

Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:

A:

làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

B:

làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

C:

làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

D:

gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

Đáp án: C

2.

Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q ≥ 0; p + q = 1). Ta có:

A:

p= d + h/2; q= r + h/2

B:

p = r + h/2; q= d + h/2

C:

p = r + h/2; q= r + h/2

D:

p = d + h/2; q = h + d/2

Đáp án: A

Quần thể có thành phần kiểu gen là   dAA:hAa:raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức p = d + h/2 và q = r + h/2

3.

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

A:

Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA

B:

Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin

C:

Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D:

Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

Đáp án: B

4.

Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng:

A:

những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.

B:

ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.

C:

mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.

D:

mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài các biến đổi đó trở thành các đặc điểm thích nghi.

Đáp án: B

5.

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1

B:

Sinh vật tiêu thụ bậc 2

C:

Sinh vật phân giải

D:

Sinh vật sản xuất

Đáp án: D

6.

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen (A, a và B, b), mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trộihoàn toàn. Phép lai P: 2 cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng và đều dị hợp 1 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 chỉ có 1 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, ở F1 số cây có 3 alen trội chiếm tỉ lệ

A:

1/2

B:

1/4

C:

3/4

D:

1/8

Đáp án: A

[VD_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là A.
Cách 1: viết sơ đồ lai
Có 2 trường hợp:

TH1: P: AABb x AaBB → F1: \({{1\over 4}{AABB}}: {{1\over 4}{AABb}}:{{1\over 4}{AaBB}}:{{1\over 4}{AaBb}}\)

Kiểu gen mang 3 alen trội là AABb cà AaBB = 1/4 + 1/4 = 1/2

TH2\({AB \over{Ab}}\) x \({AB \over{aB}}\) → F1: \({1 \over 4}{{AB \over AB}}:{1 \over 4}{{AB \over aB}}:{1 \over 4}{{AB \over AB}}:{1 \over 4}{{Ab \over aB}}\)

Kiểu gen mang 3 alen trội là \({AB \over {Ab}} và {AB \over {aB}}\) = 1/4 + 1/4 = 1/2

Cách 2: Tính theo công thức:  \({C_{x-m}^{a-m}} \over {2^n}\)

Trong đó:

A là số alen trội vần tìm

M là số cặp gen đồng hợp trội ơt P

X là số alen trội tối đa có thể có trong một kiểu gen ở đời con

N là số cặp gen dị hợp ở P

Thay số ta được: \({{C_{4-2}^{3-2}} \over {2^2}} = {1 \over 2}\)

 

 

7.

Xét  cơ thể  có  kiểu  gen AaBb  giảm  phân bình  thường. Tỉ lệ  giao  tử  Ab là

A:

12,5%.

B:

50%.

C:

25%.

D:

75%

Đáp án: C

Đáp án C
Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Tỉ lệ giao tử Ab là 0,25

8.

Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng thu được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích thu được Fa gồm 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, tính theo lí thuyết, tỉ lệ con mắt đỏ thu được ở đời con là

A:

50%.

B:

25%.

C:

12,5%.

D:

5%.

Đáp án: B

Đáp án B

Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ; 25% con cái mắt trắng → Phép lai phân tích thu được tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ = 4 tổ hợp = 4.1 (vì con đực lai phân tích nên con cái đồng hợp lặn

rạng màu mắt do 2 cặp gen tương tác bổ sung với nhau quy định. Mặt khác, mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con cái → 1 trong 2 cặp tính trạng màu mắt di truyền liên kết với giới tính.

Quy ước: A-B- mắt đỏ, A-bb + aaB- + aabb: mắt trắng.

Giả sử cặp B, b liên kết với giới tính → Đực F1 mắt đỏ có kiểu gen: AaXBY

Phép lai phân tích: AaXBY x aaXbXb

→ P: AAXBXB x aaXbY → F1: AaXBY : AaXBXb

Cho cái F 1 lai phân tích: AaXBXb x aaXbY

Đời con thu được kiểu hình (1/2A- : 1/2aa)(1/2B - : 1/2bb) → Tỉ lệ con mắt đỏ là: A-B- = ½ . ½ = 1/4 = 25%

9.

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể:

A:

tứ bội.

B:

bốn nhiễm.

C:

dị bội.

D:

đa bội lệch.

Đáp án: A

10.

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A:

Diễn thế nguyên sinh

B:

Diễn thế thứ sinh

C:

Diễn thế khôi phục

D:

Diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế khôi phục

Đáp án: B

11.

Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội  và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là

A:

\({3 \over 4}\)

B:

\({8 \over 9}\)

C:

\({1 \over 3}\)

D:

\({1\over 9}\)

Đáp án: B

Phía người vợ: có em trai aa => KG có thể có của người vợ là \(1 \over 3\)AA hoặc \(2 \over 3\)Aa .

\(1 \over 3\) AA \(1 \over 3\) A

\(2 \over 3\)Aa    \({{1 \over 3 }A : {1 \over 3 }a} \over {{2\over 3 }A : {1 \over 3 }a}\)

- Phía người chồng: do ông nội và bà ngoại bị bệnh (aa) nên KG bố mẹ người chồng là Aa và KG có thể có của người chồng là \(1 \over 3\)AA hoặc \(2 \over 3\)Aa

- Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là: \(1 \over 3\) x \(1 \over 3\) = \(1 \over 9\)

- Xác suất để con không bệnh là: 1 – \(1 \over 9\) = \(8 \over 9\)

=> Đáp án B

12.

Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi :

A:

cấu trúc của nhiễm sắc thể.

B:

cấu trúc của ADN.

C:

số lượng nhiễm sắc thể.

D:

môi trường sống.

Đáp án: B

13.

Ở động vật, để tạo nguyên liệu cho nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện tính trạng người ta dùng phương pháp.

A:

lai xa đa bội hóa

B:

cấy truyền phôi

C:

 nhân bản vô tính

D:

gây đột biến

Đáp án: B

14.

Khi phân tích ADN một số gen ở người rất giống tinh tinh. Giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A:

Người và tinh tinh có chung tổ tiên.

B:

Người được tiến hóa từ tinh tinh.

C:

Tinh tinh được tiến hóa từ người.

D:

Do người và tinh tinh được tiến hóa theo hướng đồng quy.

Đáp án: A

15.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảybiến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- :1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A:

Aabb × aaBb

B:

AaBb × AaBb

C:

AaBb ×Aabb

D:

AaBb ×aaBb

Đáp án: D

đời con có 8 tổ hợp = 4x2

Một bên (giả sử mẹ)cho 4 loại giao tử có KG là AaBb,

Một bên (giả sử bố)cho 2 loại giao tử:

vì đời sau tỉ lệ kg A- : aa  =  1:1 là kết quả phép lai giữa  Aa :aa 

                 tỉ lệ kg B- :bb  =  3:1 là kết quả phép lai giữa  Bb :Bb

=> vậy KG bố là aaBb     

=>    Đáp án D

Nguồn: /