Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Thạch Bàn

Cập nhật: 05/11/2020

1.

Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được :

A:

Đột biến ở mã mở đầu.

B:

Đột biến ở mã kết thúc.

C:

Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.

D:

Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

Đáp án: A

2.

Hai cặp gen A/a; B/b quy định hai cặp tính trạng tương phản và nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng . Phép lai nào dưới đây chắc chắn sẽ cho kết quả giống phép lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen di truyền phân li độc lập

A:

AB/ab x aB/ab

B:

Ab/aB x AB/ab

C:

Ab/ab x aB/ab

D:

Ab/aB x ab/ab

Đáp án: C

Trong phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen thi tạo ra  4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 :1 :1 : 1

=>  Tạo ra 4 loại tổ hợp

=>  Bố và mẹ mỗi bên tạo ra hai loại giao tử => bố mẹ dị hợp 1 cặp gen

=>  Đáp án C thỏa mãn

=> Thử lại có Ab/ab x aB/ab=> Ab/ aB : Ab/ab :  aB/ab : ab/ab

Đáp án đúng C

3.

Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là:

A:

12

B:

4

C:

6

D:

8

Đáp án: B

Ruồi giấm có 4 cặp NST nên có 4 nhóm gen liên kết.

4.

Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế nào sau đây?

A:

Màu da ở người một gen qui định.

B:

Màu da ở người nhiều gen qui định.

C:

Màu da ở người nhiều gen không alen tương tác cộng gộp.

D:

Màu da ở ngƣời nhiều gen không alen tương tác bổ sung.

Đáp án: C

5.

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

A:

Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng

B:

Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín

C:

Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệsinh thái tự nhiên

D:

Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

Đáp án: A

6.

Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong sè tÕ bµo sinh ra tõ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:

A:

2 tế bào.

B:

1 tế bào.

C:

4 tế bào.

D:

8 tế bào

Đáp án: B

1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào gây ra đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X .Quá trình đột biến được mô tả bằng các quá trình sau

A-T → A-5BU → G-5BU → G-X

Như vậy phân tử ADN cần pahir trả qua 3 lần nhân lên ( tương ứng với 3 lần nguyên phân ) thì tạo ra một gen đột biến ( tương ứng với 1 tế bào mang gen đột biến )

7.

Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong hình 3. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây ?

A:

I và IV; II và V.

B:

II và IV; III và V. 

C:

I và V; II và VI.

D:

I và IV; III và VI.

Đáp án: D

Vùng tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng I và IV ; III và VI

8.

Cơ thê có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?

A:

aaBb.

B:

AaBb.

C:

Aabb.

D:

AAbb.

Đáp án: B

[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là B.
Cơ thể dị hợp hai cặp gen là AaBb.
aaBb và Aabb là cơ thể dị hợp một cặp gen.
Aabb là cơ thể đồng hợp (thuần chủng).

9.

Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:
(1). Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.
(3). Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm.
(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở.
Số phát biểu không chính xác là:

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đáp án: A

10.

Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân thực, cùng 1 gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại protein khác nhau vì:

A:

do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các exon theo các cách khác nhau

B:

do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN

C:

do gen chứa nhiều đoạn exon khác nhau

D:

do gen chứa nhiều đoạn intron khác nhau

Đáp án: A

11.

Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit trong gen:

A:

có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.

B:

có thể làm cho gen có chiều dài không đổi.

C:

tách thành hai gen mới.

D:

thay đổi toàn bộ cấu trúc gen.

Đáp án: B

12.

Ưu thế lai là hiện tượng con lai:

A:

có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.

B:

xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.

C:

xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

D:

được tạo ra do chọn lọc cá thể.

Đáp án: A

13.

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn cây lưỡng bội thuần chủng quả đó với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Sau đó cho 2 cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng 

A:

Các cây F1 đem lai là thể dị hợp 

B:

 

Phép lai giữa 2 cây F1 là Aaaa x Aa

C:

Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí consixin 

D:

Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp

Đáp án: A

14.

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
 

A:

0,3

B:

0,4

C:

0,6

D:

0,5

Đáp án: C

15.

Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn là

A:

61,67%.

B:

52,25%.

C:

21,67%.

D:

16,67%.

Đáp án: A

Các cá thể dị hợp chỉ sinh sản bằng ½ so với đồng hợp

  • Chỉ có 0,1AA : 0,25 Aa : 0,4 aa tham gia sinh sản
  • Quy về 100% => 2/15 AA : 1/3 Aa : 8/15 aa.

Tự thụ qua một thế hệ => tần số aa > 8/15 =53,33%

Nguồn: /