Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Dương Xá

Cập nhật: 02/11/2020

1.

Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ bao nhiêu?

A:

1/6

B:

1/8

C:

1/4

D:

1/16

Đáp án: B

Đáp án B

2.

Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb, biết các gen phân li độc lập, trình giảm phân diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử mang kiểu gen Aabb được sinh ra từ cây này là:

A:

4/36 

B:

6/36

C:

16/36

D:

12/36

Đáp án: A

AAaa cho giao tử : 1/6AA: 4/6Aa : 1/6aa 

BBbb cho giao tử : 1/6BB : 4/6Bb : 1/6bb

Tỉ lệ giao tử Aabb được tạo ra là : 4/6 x 1/6 = 4/36

Đáp án đúng A

3.

Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là

A:

mật độ cá thể của quần thể

B:

kích thước tối thiểu của quần thể

C:

kiểu phân bố của quần thể

D:

kích thước tối đa của quần thể

Đáp án: A

4.

Loại biến dị nào sau đây không làm xuất hiện kiểu gen mới?

A:

Thường biến.

B:

Thường biến và biến dị tổ hợp.

C:

Biến dị đột biến.

D:

Biến dị tổ hợp.

Đáp án: A

5.

Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, đời lai thu được tỉ lệ 1:1, hai tính trạng đó đã di truyền:

A:

độc lập.

B:

liên kết không hoàn toàn.       

C:

liên kết hoàn toàn.

D:

tương tác gen.

Đáp án: C

6.

Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội  và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là

A:

\({3 \over 4}\)

B:

\({8 \over 9}\)

C:

\({1 \over 3}\)

D:

\({1\over 9}\)

Đáp án: B

Phía người vợ: có em trai aa => KG có thể có của người vợ là \(1 \over 3\)AA hoặc \(2 \over 3\)Aa .

\(1 \over 3\) AA \(1 \over 3\) A

\(2 \over 3\)Aa    \({{1 \over 3 }A : {1 \over 3 }a} \over {{2\over 3 }A : {1 \over 3 }a}\)

- Phía người chồng: do ông nội và bà ngoại bị bệnh (aa) nên KG bố mẹ người chồng là Aa và KG có thể có của người chồng là \(1 \over 3\)AA hoặc \(2 \over 3\)Aa

- Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là: \(1 \over 3\) x \(1 \over 3\) = \(1 \over 9\)

- Xác suất để con không bệnh là: 1 – \(1 \over 9\) = \(8 \over 9\)

=> Đáp án B

7.

Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là

A:

0,1.

B:

0,2.

C:

0,4.

D:

0,5.

Đáp án: D

Đáp án D
Tần số alen a của quần thể là 0,5.

8.

Ở người và các động vật, ung thư xuất hiện do sự mất kiểm soát điều khiển chu kỳ tế bào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ung thư như các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân môi trường, đích cuối cùng chúng ảnh hưởng đến hệ gen của cá thể. Xét trên phương diện tiến hóa, khẳng định nào dưới đây về ung thư là chính xác ?

A:

Các gen ung thư gây hại do đó chúng không có sự tiến hóa trong quần thể.

B:

Các gen ung thư luôn biến đổi tần số alen của mình sau mỗi thế hệ người.

C:

Thông thường để gây ra ung thư chỉ cần xuất hiện 1 đột biến ở gen cấu trúc của tế bào.

D:

Các gen tiền ung thư gây hại, không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Đáp án: B

9.

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

B:

Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt

C:

Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường

D:

Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường

Đáp án: C

10.

Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A:

0,4852 AA : 2802 Aa : 0,2346aa

B:

0,22 AA : 0,52 Aa : 0,26 aa

C:

45 AA : 510 Aa : 1445 aa

D:

22 AA : 86 Aa : 72aa

Đáp án: C

Cách kiểm tra nhanh từ tỷ lệ các kiểu gen: AA x aa = \(({ Aa \over 2})^2\)

Ở đáp án C: 0,0225AA : 0,255Aa : 0,7225aa thỏa mãn

Đáp án đúng C

11.

Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

A:

ADN

B:

mARN

C:

tARN

D:

Prôtêin

Đáp án: D

Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử protein

12.

Nhân tố nào sau đây chi phối sự ra hoa của thực vật và chịu sự tác động của chu kỳ chiếu sáng trong ngày?

A:

Hormone ra hoa

B:

Phytochrome

C:

Auxin

D:

Giberellin

Đáp án: B

13.

Khi nói về quá trình phát triển của sâu bướm, phát biểu nào sau đây là chính xác?

A:

Hormon juvenin có tác động ức chế hoạt động của exdison và do đó ức chế sâu hóa nhộng.

B:

Tyrosin tiết ra từ tuyến trước ngực có tác động gây ra đứt đuôi và thúc đẩy biến thái.

C:

Hormone exdison được sản xuất từ thể allata có tác dụng thúc đẩy quá trình lột xác của sâu bướm.

D:

Sự phối hợp giữa exdison và tyrosin điều hòa quá trình lột xác và biến thái ở bướm.

Đáp án: A

14.

Cho các hệ sinh thái, những hệ sinh thái nào là hệ sinh thái nhân tạo?

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc
(2) Một cánh rừng ngập mặn.
(3) Một bể cá cảnh.
(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
(6) Đồng ruộng.
(7)Thành phố.

Cho các hệ sinh thái, những hệ sinh thái nào là hệ sinh thái nhân tạo?

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc
(2) Một cánh rừng ngập mặn.
(3) Một bể cá cảnh.
(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
(6) Đồng ruộng.
(7)Thành phố.

A:

(1), (3), (6), (7)

B:

 (4), (5), (6), (7)

C:

(3), (5), (6), (7)

D:

(2), (5), (6), (7)

Đáp án: C

15.

Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen

B:

Người số 4 không mang alen quy định bệnh P

C:

Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh của cặp 12-13 là 1/4

D:

Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của  cặp 12-13 là 1/16

Đáp án: D

Người 6,7 bình thường sinh con gái mắc bệnh P => Bệnh P do alen lặn nằm trên nhiều sắc thể thường quy định.

KG của người số 8: pp kết hôn với người 9: P_

=> người 13 không thể có kiểu gen đồng hợp về bệnh p

=> A sai.

Người số 3 pp kết hôn với người 4 P_, sinh ra người 8 mắc bệnh P => (4) phải mang alen gây bệnh => B sai.

- Xét bệnh P:

(11) pp => (6) Pp x (7) Pp => (12) 1/3PP : ⅔ Pp => ⅔ P: ⅓ p.

(3) Pp

=> Xác suất sinh con thứ nhất bị bệnh P của cặp 12-13 là: ⅙

=> C sai.

- Xét bệnh M

(12) XMY

(8) XMXm x (9) XMY

=> (13): ½ XMXM: ½ XMXm

=> Xác suất sinh con thứ nhất là con trai không bị bệnh M của cặp 12,13 là: 3/8

=> Xác suất sinh con thứ nhất là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 12-13 là: 3/8 x ⅙ = 1/16.

=> D đúng.

Nguồn: /