Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Ngọc Hồi

Cập nhật: 12/11/2020

1.

Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồngcủa nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợpkhông xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là

A:

45

B:

90

C:

15

D:

135

Đáp án: D

Vì không xảy ra đột biến và số loại KG tối đa về cả hai gen đang xét có thể được tạo ra trong quần thể nên ta cần tính cho trường hợp các gen phân li độc lập .

+ Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt  chỉ 2 trong số các alen đó :

- Nếu gọi số alen của gen là r thì số KGDH = Cr2 = \(r(r - 1) \over 2\)

- Số KGĐH luôn bằng số alen = r

- Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2

Với nhiều gen:

Do các gen PLĐL nên kết quả chung  = tích các kết quả riêng

Vì vậy GV nên gợi ý cho HS lập bảng sau:

( Lưu ý: thay vì tính r( r + 1)/2, có thể tính nhanh 1 + 2 + 3 +… +r )

Với phương pháp tính tổng quát như trên áp dụng vào bài toán này ta tính cho hai trường hợp :

+ Trường hợp với gen thứ nhất có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng của  NST giới tính X với hai trường hợp có thể xảy ra:

 Với cặp XX là cặp tương đồng ta tính toán như ở cặp NST thường: Số KG = số KGĐH  số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 3(3+1)/2 = 6

Với cặp NST giới tính XY không tương đồng ta chỉ có 3 KG ứng với gen có 3 alen

Vậy có tổng số: 9 KG ứng với gen thứ nhất có 3 alen được tạo ra:

Trường hợp với gen thứ hai có 5 alen nằm trên NST thường theo công thức tôi đưa ra ở trên, ta có:  Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 5(5 + 1)/2 = 15

Vậy kết quả cho hai loại gen trên có: 9. 15 = 135 KG

→ Đáp án D

2.

Trong số các phát biểu dưới đây về sự phân bố các cá thể trong quần thể, phát biểu nào KHÔNG chính xác?

A:

Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B:

Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C:

Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

D:

Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chông lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

Đáp án: B

3.

Quần thể (Q) tự thụ phấn qua 2 thế hệ tạo nên quần thể (Q2) có thành phần kiểu gen là 0,525AA:0,15Aa:0,325aa. Biết rằng quá trình này không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Thành phần kiểu gen của quần thể (Q) là:

A:

0,35AA:0,6Aa:0,05a a

B:

0,1AA:0,6Aa:0,3aa

C:

0,3AA:0,6Aa:0,laa. 

D:

0,05AA:0,6Aa:0,35aa.

Đáp án: C

(Q): Aa = 0,15 x 22 = 0,6; AA = \(0,525 - {0,6 -0,15 \over 2 } = 0,3 ; aa = 0,1\)

Đáp án đúng C

4.

Một loài lúa nước có bộ NST 2n = 18. Đột biến xảy ra với hai cặp NST tương đồng và người ta đếm được số NST trong một tế bào sinh dưỡng là 20. Đây là dạng đột biến nào?

A:

Thể bốn nhiễm

B:

Thể ba nhiễm

C:

Thể ba nhiễm kộp

D:

Thể một nhiễm kộp

Đáp án: C

5.

Một plasmit có 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là:

A:

140000.

B:

159984.

C:

139986.

D:

70000

Đáp án: A

Đáp án A.

Ở những câu này chắc có lẽ nhiều bạn nếu không nắm vững kiến thức về plasmit rất dễ làm sai. Theo thông thường đối với những bạn không để ý kĩ sẽ làm như sau:

Số liên kết cộng hóa trị hình thành sau 3 lần nhân đôi: ( 2N - 2 )( 2x - 1) = (104.2 - 2) = 139986 lk

Tuy nhiên, kết quả trên là sai vì plasmit là sinh vật nhân sơ có phân tử ADN dạng vòng, 2 đầu nối lại với nhau do đó chúng ta không cần trừ đi 2.

Vậy số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nucleotit của ADN là: 2N(2x-1) = 140000lk

6.

Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?

A:

AAAa × AAAa.

B:

AAaa × Aaaa.

C:

Aaaa × Aaaa.

D:

AAaa × AAaa.

Đáp án: D

Đáp án D
Cây hoa trắng chiếm 1/36 = (1/6)2 → cây P: AAaa × AAaa.
AAaa → 1AA:4Aa:1aa

7.

Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng:

A:

lai khác chi.

B:

lai khác giống.

C:

kĩ thuật di truyền.

D:

lai khác dòng.

Đáp án: C

8.

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là

A:

Bd//bD Aa

B:

AD//ad Bb

C:

Ad//aD Bb

D:

AB//ab Dd

Đáp án: C

9.

Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc

A:

từ hai cực của tế bào lan vào giữa.

B:

chi hình thành ở 1 cực của tế bào

C:

chỉ xuất hiện ở vùng tâm tế bào.

D:

từ giữa tế bào lan dần ra

Đáp án: D

10.

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm:

A:

Phân hóa bò sát và côn trùng, nhiều loài động vật biển bị tuyệt diệt.

B:

Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

C:

Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn.

D:

Cây hạt trần và các loài bò sát khổng lồ ngự trị mặt đất, bắt đầu phân hóa chim

Đáp án: C

11.

Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:

A:

C6H12O6 + O2 à CO2 + H2O + Q (năng lượng).

B:

C6H12O6 + O2 à  12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng).

C:

C6H12O6 + 6O2à 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).

D:

C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O.

Đáp án: C

12.

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?


 

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền khi có cấu trúc quần thể dạng

p2 AA : 2pqAa : q2 aa

Và thành phần kiể gen không thay đổi qua các thế hệ

Vậy các quần thể sinh vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền là: (2),(5)

Đáp án A
 

13.

Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển...

Tổ hợp câu đúng là

A:

1, 2, 3

B:

2, 3, 6

C:

3, 4, 5

D:

4, 5, 6

Đáp án: B

14.

Ở người gen h quy định máu khó đông, gen H bình thường, gen m quy định mù màu, gen M bình thường, hai cặp gen trên liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X đoạn không có trên Y. Một cặp vợ chồng bình thường họ sinh được người con trai đầu lòng mắc cả hai bệnh trên. Kiểu gen của người mẹ có thể là

A:

B:

C:

D:

Đáp án: A

15.

Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng lẻ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:

A:

27/256

B:

81/256

C:

1/16

D:

3/256.

Đáp án: A

Nguồn: /