Danh sách bài viết

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Nhiều Ni, Fe.

B. Vật chất lỏng.

C. Áp suất rất lớn.

D. Nhiệt độ rất cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.

Câu 2. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.

B. tầng đối lưu.

C. khí quyển.

D. tầng badan.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là mặt Mô-hô. Bề mặt Mô-tô được Mô-hô-rô-vich, nhà địa chất người Crôatia xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông nhận thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng địa chấn tại mặt này.

Câu 3. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 50km.

B. 5km.

C. 30km.

D. 15km.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 4. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. Magiê.

B. Nife.

C. SiAl.

D. Sima.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

- Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.

- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.

- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.

Câu 5. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.

Câu 6. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân trong của Trái Đất.

B. phần dưới của lớp Manti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến ​​tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Lớp Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.

Câu 8. Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là

A. 90km.

B. 70km.

C. 30km.

D. 50km.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 9. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

A. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

B. nhân, lớpManti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

D. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp: nhân, lớpManti, vỏ đại Dương và vỏ lục địa.

Câu 10. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào sự thay đổi của các sóng địa chấn.

Câu 11. Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là

A. magiê và silic.

B. sắt và niken.

C. sắt và nhôm.

D. silic và nhôm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. Thành phần vật chất của vỏ Trái Đất, ngoài ô-xy thì chủ yếu là si-lic và nhôm, vì thế vỏ Trái Đất còn được gọi là quyển sial.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

A. Nhiệt độ rất cao.

B. Áp suất rất lớn.

C. Nhiều Ni, Fe.

D. Vật chất rắn.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.

Câu 13. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. trầm tích, granit, badan.

C. trầm tích, badan, granit.

D. granit, badan, trầm tích.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là trầm tích, granit và lớp badan.

Câu 14. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. có một ít tầng trầm tích.

B. không có tầng đá trầm tích.

C. tầng granit rất mỏng.

D. không có tầng đá granit.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại dương có 2 tầng (badan và trầm tích), lớp vỏ lục địa có 3 tầng (trầm tích, granit và badan) -> Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ không có tầng đá granit.

Câu 15. Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá

A. badan và granit.

B. badan và biến chất.

C. trầm tích và granit.

D. badan và trầm tích.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá badan và trầm tích, trong đó đá badan chiếm phần lớn.

Nguồn: https://vietjack.com/ /