Danh sách bài viết

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là

A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc.

B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

Câu 2. Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai.

D. TP. Hồ CHí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Bình Dương.

B. Đồng Nai.

C. Vĩnh Long.

D. Long An.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Vĩnh Long không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 4. Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là

A. Dầu thô

B. Thực phẩm chế biến

C. Than đá

D. Hàng nông sản

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Than đá là khoáng sản phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 5. Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Vũng Tàu.

B. Hà Nội.

C. TP. Hồ Chí Minh.

D. Hải Phòng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là TP. Hồ Chí Minh.

Câu 6. Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là

A. Công nghiệp dầu khí.

B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Công nghiệp chế biến lâm sản.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp hiện đại của Đông Nam Bộ sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao.

Câu hỏi TH

Câu 7. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.

B. Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.

C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.

D. Dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ: Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002), đứng sau công nghiệp – xây dựng.

Câu 8. Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là

A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế.

B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.

C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta:

- Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến => thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu (hàng thực phẩm, may mặc, giày dép,…), đặc biệt vùng có nguồn dầu thô đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị vô cùng lớn.

- Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đa dạng cũng đặt ra yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất….

Câu 9. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì

A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.

B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.

C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái - Hiệp Phước và các cảng Vũng Tàu, Thị Vải.

- Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá đồng bộ và hoàn thiện nhất cả nước.

- Có chính sách mở cửa, ưu đãi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 10. Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là

A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn.

B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành.

C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á.

D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, với nhiều di tích văn hóa, lịch sử, có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi. Đồng thời là đầu mối nhiều tuyến du lịch tham quan Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Côn Đảo nên du khách trong và ngoài nước đến TP. Hồ Chí Minh ngày càng đông.

Nguồn: https://vietjack.com/ /