Danh sách bài viết

Tranh cãi về giải Nobel của “nhà khoa học 3 không”

Cập nhật: 25/12/2017

Với thành công trong công trình chiết xuất thanh hao tố (artemisinin) từ cây thanh hao hoa vàng phục vụ việc chữa trị sốt rét được coi là một thành tựu mang tính đột phá của ngành y học...

Với thành công trong công trình chiết xuất thanh hao tố (artemisinin) từ cây thanh hao hoa vàng phục vụ việc chữa trị sốt rét được coi là một thành tựu mang tính đột phá của ngành y học nhiệt đới trong thế kỷ 20. Giáo sư người Trung Quốc 85 tuổi Đồ U U đã được Ủy ban Giải thưởng Nobel trao giải về Sinh lý học và Y khoa năm 2015 cùng với các ông Satoshi Omura (người Nhật Bản) và William Campbell (người Ireland). Tuy nhiên, xung quanh việc bà được trao giải cũng như cuộc đời bà có những góc khuất ít được biết tới.

Thành tựu nghiên cứu khoa học cống hiến lớn lao cho nhân loại

Tháng 1/1969, bà Đồ U U được cử làm Tổ trưởng Tổ Nghiên cứu công trình 523 (khởi xướng ngày 23/5/1967) của Viện Nghiên cứu Trung dược Bắc Kinh do cố Thủ tướng Chu Ân Lai lập ra. Bà và các đồng nghiệp đã dày công nghiên cứu, cuối cùng vào năm 1972 đã chiết xuất được thanh hao tố (artemisinin) dùng để chữa bệnh sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng. Được biết, Công trình 523 được thực thi theo kiểu “chiến thuật biển người” trong Cách mạng Văn hóa, huy động hơn 500 nhân viên nghiên cứu của mấy chục đơn vị, trong 5 năm chọn ra hơn 40 ngàn loại dược thảo và hóa chất để tìm kiếm thuốc trị sốt rét, cuối cùng 3 nhóm tìm ra được artemisinin gồm: Nhóm Bắc Kinh của bà Đồ U U tìm ra cuối năm 1972, nhóm Vân Nam tìm ra tháng 3/1973, nhóm Sơn Đông tìm ra tháng 12/1973. Năm 1974 giám định thì cả 3 loại chất đặc hiệu 3 nhóm tìm ra đều là artemisinin, nhưng nhóm của Đồ U U tìm ra sớm nhất. Nhiều người vẫn cho rằng đây là thành tựu, cống hiến, vinh dự chung của ngành nghiên cứu Trung y (Đông y) của Trung Quốc. Ông Lý Liên Đạt, nghiên cứu viên hàng đầu của Viện Khoa học Trung Quốc bày tỏ: “Ai phát hiện ra artemisinin đầu tiên từng gây nên tranh luận, nhưng phương thức dùng ethanol chiết xuất của Đồ U U được coi là then chốt lúc bấy giờ”.

Bà Đồ U U.

Mỗi năm trên thế giới có 500 triệu người bị sốt rét, khoảng 1 triệu người bị chết. Do tính kháng dược của kí sinh trùng sốt rét nên hiện nay 40% dân số thế giới vẫn bị căn bệnh này đe dọa. Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất cho các quốc gia phác đồ điều trị sốt rét lấy loại thuốc được bào chế từ artemisinin. Đến năm 2007, 69/76 quốc gia được đề xuất đã áp dụng phác đồ này. Theo báo cáo của WHO, năm 2010, số người chết vì sốt rét đã giảm 1/3 so với con số 985 ngàn người chết năm 2000; chủ yếu nhờ vào sử dụng rộng rãi phác đồ điều trị dùng artemisinin đa thành phần kết hợp phun thuốc và dùng màn nhúng hóa chất diệt muỗi. Đó là kết quả quan trọng mà thành tựu nghiên cứu của Đồ U U mang lại.

Nước ngoài coi trọng, trong nước ghen ghét, đố kỵ

Điều ít người biết là, bà Đồ U U được giải Nobel không phải do phía Trung Quốc tiến cử mà là bởi một người Mỹ: ông Luis Miller, một chuyên gia nghiên cứu về bệnh sốt rét. Ủy ban Giải thưởng Nobel không công bố tên người đã tiến cử Đồ U U, nhưng phóng viên Tân Hoa xã khi phỏng vấn các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu y học Hoa Kỳ đã bất ngờ được biết Viện sĩ Viện Khoa học Hoa Kỳ Luis Miller là người đã kiên trì tiến cử bà Đồ U U hàng năm suốt từ năm 2010 đến nay. Giới khoa học nước ngoài đánh giá rất cao Đồ U U và thành tựu của bà: Năm 1987 bà được trao Giải thưởng khoa học thế giới Anbert Enstein, năm 2003 được trao giải Y học Hoàng gia Thái Lan, năm 2011 nhận Giải Y học lâm sàng Lasker, năm 2015 được giải của Viện Y học ĐH Havard. Nhưng ở Trung Quốc, một số học giả cho rằng danh tiếng của bà không cao, thành quả nghiên cứu của bà chỉ là “Hoa nở trong tường, hương tỏa ra ngoài” mà thôi.

Sau khi tin Đồ U U được giải Nobel công bố, trong giới khoa học và dư luận Trung Quốc đã xuất hiện những ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng đây là thành tựu của tập thể, của cả ngành Trung (Đông) y Trung Quốc chứ không phải của riêng Đồ U U. Ông Lý Liên Đạt ngậm ngùi: “Việc phát hiện ra artemisinin được cho là thành quả khó có thể quy thuộc về ai, lại thêm Trung Quốc không chú trọng việc khẳng định cống hiến cá nhân nên suốt 40 năm qua cống hiến của Đồ U U không được công nhận ở Đại lục Trung Quốc”. Phương Chu Tử, nhà văn chuyên viết về lĩnh vực khoa học của Trung Quốc thì công khai bày tỏ ý kiến phản đối việc trao giải cho Đồ U U với lý do: “Trong quá trình phát biểu về thành quả nghiên cứu, Đồ U U luôn đề cao bản thân, hạ thấp người khác, coi thường cống hiến của các đồng nghiệp”. Ông ta cho rằng khi công bố thành quả nghiên cứu, bà Đồ U U đã không tuân thủ đúng quy định học thuật về ký tên, “bà ta bị các đồng sự, đồng nghiệp ghét nên đó là nguyên nhân chính khiến mấy lần đưa ra bầu Viện sĩ đều không trúng. Việc ghi tên vào thành quả nghiên cứu cần phải tôn trọng sự thật, không phóng đại thành tựu của bản thân, không được coi thường cống hiến của đồng sự”.

Tuy nhiên, tại lễ công bố giải thưởng, khi trả lời các nhà báo, Giáo sư người Thụy Điển Hans Forssberg, đại diện Ủy ban Giải thưởng đã nói rõ: “Chúng tôi không trao giải cho y học truyền thống Trung Quốc (Trung y) mà trao cho cá nhân có sáng tạo đột phá (inspire) trong lĩnh vực này, bởi loại thuốc này đã cứu sống sinh mạng nhiều triệu người”.

Tranh cãi về giải Nobel của “nhà khoa học 3 không”

Bà Đồ U U thời trẻ cùng đồng sự trong phòng thí nghiệm.

Việc một nhà khoa học có thành tựu xuất sắc được thế giới công nhận và trao giải Nobel lại là “Nhà khoa học 3 không” (không có học vị Tiến sĩ, không trải qua học hành hay làm việc ở nước ngoài, không được bầu làm Viện sĩ) đã gây nên tranh cãi trong dư luận, nhất là việc bà 4 lần trượt Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc. Ngày 10/10, Thời báo New York đã đăng bài phỏng vấn bà Đồ U U tại nhà riêng. Khi được hỏi bà có thất vọng vì không trúng cử vào Viện KHTQ không, Đồ U U nói: “Tôi đã làm đơn xin mấy lần vì người ta bảo tôi muốn vào thì phải xin. Tôi cũng đã được vài lần khen thưởng về phát hiện này (tìm ra artemisinin). Năm 1978 tại Đại hội Khoa học toàn quốc, được trao Giải thưởng KHKT toàn quốc, đơn vị tôi được giải thưởng, là Tổ trưởng, tôi đã lên nhận giải. Bộ trưởng Y tế cũng từng đích thân tiến cử tôi làm Viện sĩ, nhưng có nhiều nhân tố khác tác động, tình hình rất phức tạp”. Việc một nhà khoa học được giải thưởng Nobel danh giá nhưng lại không được bầu làm Viện sĩ khoa học trong nước đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Tờ Nhân dân Nhật báo trong một hành động được coi là hiếm thấy đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ cơ chế bầu Viện sĩ ở Trung Quốc hiện nay quá chú trọng đến những vấn đề ngoài học thuật. Tờ báo viết: Những người có cống hiến khoa học lớn lao được quốc tế công nhận nhưng trượt Viện sĩ không phải là hiếm thấy: Viên Long Bình - “Cha đẻ của lúa Tạp giao”, Lý Ái Trân - nghiên cứu viên hàng đầu của chi nhánh Thượng Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đều được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Khoa học quốc gia Mỹ và Nhiêu Nghị, Giáo sư Viện khoa học sinh mạng ĐH Bắc Kinh nổi danh trong ngoài nước, đều chịu số phận thiệt thòi như thế”. Tờ Tài Tân thì đặt câu hỏi: “Liệu đã đến lúc phải thay đổi hiện tượng giới khoa học Trung Quốc do những người vô đức, vô tài, vô năng lực chèo lái?”. Tờ Đông Phương ngày 9/10 thì đăng bình luận viết: “Chế độ Viện sĩ được coi là vinh dự cao nhất của giới khoa học lại đóng cửa với nhà khoa học đầu tiên (trong nước) được giải Nobel. Nếu không được trao giải Nobel lần này thì nhà khoa học 85 tuổi Đồ U U sẽ vẫn cứ lặng lẽ, cô đơn nghiên cứu chẳng ai biết đến. Việc “nhà khoa học 3 không” bỗng chốc nổi danh đúng là một cái tát vào mặt các quan nha khoa học”.

(Theo Thời báo New York, Nhân dân Nhật báo và Đông Phương)

Nguồn: / 0

SINH LÝ HỌC TẾ BÀO

Sinh lý học

I. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1. Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào

Sinh lý học

Sinh lý tế bào, đại cương và cấu trúc chức năng tế bào và màng tế bào Đại cương về chức năng tế bào

 1572 Đọc tiếp

Nội môi, hằng tính nội môi

Sinh lý học

Nội môi, hằng tính nội môi Nội môi Khoảng 56°/( trọng lượng cơ thể người

 2797 Đọc tiếp

Công nghệ diệt khuẩn mới bằng nano bạc tươi nguyên chất

Sinh lý học

Nano bạc tươi dùng để ngâm rửa thực phẩm, lau vết thương, vệ sinh, diệt khuẩn vật dụng trẻ em, khử mùi... Công nghệ diệt khuẩn bằng nano bạc (Nano Silver) hiện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này vẫn chưa phát...

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Sinh lý học

Theo y học đông tây, những nguyên nhân gây ra bệnh tật cho con người đến từ những nguyên nhân: nội tại, ngoại giới, và một số đặc biệt khác.

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI

Sinh lý học

TUỔI THỌ ĐỜI NGƯỜI -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-MƯỜI THỜI KỲ TUỔI THỌ CON NGƯỜI: Theo các nhà tâm lý giáo dục, đời sống tâm sinh lý của con người được diễn...

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ

Sinh lý học

CHỨC NĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. Để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng...

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH

Sinh lý học

PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. 1-KHÁI NIỆM VỀ VIỆC PHÒNG BỆNH: Theo y khoa cổ truyền, việc trị bệnh thường căn cứ trên những hiện...

THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

Sinh lý học

1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN: Thói quen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành...

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN

Sinh lý học

YẾU TỐ DƯỠNG SINH CĂN BẢN -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D. -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ, Soạn Giả Sách " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại " (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)