Danh sách bài viết

Tranh luận gay gắt về phương án học cấp 2 trong 5 năm

Cập nhật: 22/08/2014

Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường THCS Lý Phong Q.5, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

 

 

Trước các phương án này, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH) cho biết ông ủng hộ phương án học sinh THCS sẽ học 5 năm.

GS Đường nói: "Tôi ủng hộ phương án 1, 10 năm cho GD cơ bản. Vì GD cơ bản là thể hiện trình độ dân trí tối thiểu của một nước, theo đó học sinh cần được GD một cách cơ bản, toàn diện. Sau GD cơ bản, học sinh có một trình độ dân trí tối thiểu để có thể đủ điều kiện tham gia thị trường lao động ngay hoặc học tiếp lên cao hơn."

Theo GS Đường, nnên thiết kế chương trình GD cơ bản 10 năm, vì 9 năm không đủ thời gian để đảm bảo mục tiêu GD cơ bản. Trong khi đó, GD định hướng nghề nghiệp chỉ cần 2 năm là đủ, 3 năm là quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu GD cơ bản 10 năm thì học sinh học xong giai đoạn này sẽ 16 tuổi, chín chắn hơn để có thể chỉ học nghề thêm 1-2 năm và tham gia vào thị trường lao động.

Trong khi đó, TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng nếu thay thay đổi theo phương án này, chi phí sẽ rất lớn.

TS Tống cho rằng: "Theo tôi, số năm học cho mỗi cấp học không phải là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay. Mang chuyện này ra bàn bạc chỉ tốn công, tốn của, tốn thời gian, làm xao nhãng suy nghĩ của nhiều người. Trước khi đưa ra một chính sách nào, nhà nước cần xem xét giữa lợi ích và chi phí."

"Thử hình dung mà xem, nếu bây giờ chúng ta thay đổi số năm học của cấp THCS và THPT thì sẽ gây xáo trộn lớn về cơ sở vật chất, phòng ốc ở các trường, số lượng giáo viên...Không chỉ phiền toái mà sự thay đổi đó còn tốn chi phí rất lớn trong khi lợi ích thì không tương xứng." - TS Tốn nhận định.

Theo TS Tống đề nghị: "Số năm học ở bậc phổ thông hiện đang ổn định với mô hình 5-4-3 (tiểu học - THCS - THPT) thì hãy cứ để nguyên như vậy vì hiện nó không có vấn đề gì đáng ngại. Cái cần ưu tiên làm ngay là cải tổ chương trình, tăng thêm những kỹ năng cần thiết cho học sinh bước vào đởi, cải tổ lại phương pháp phân luồng học sinh sau trung học. Vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo - điều mà ta đang tự đánh giá là thấp."

TS Nguyễn Thị Quy (nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng cho rằng không nên thay đổi nữa

Theo TS Quy, trrước năm 1975, hệ phổ thông ở miền Bắc là 10 năm: cấp 1 có 4 năm, cấp 2 có 3 năm, cấp 3 có 3 năm.

Sau năm 1975, hệ phổ thông là 12 năm với cơ cấu: 5-4-3. Cơ cấu này đã ổn định từ mấy chục năm nay thì không nên thay đổi nữa.

Bởi nếu thay đổi thì phải thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục hiện hành, thay đổi đội ngũ giáo viên (chẳng lẽ đưa một số giáo viên THPT xuống dạy THCS?), thay đổi cơ sở vật chất của các trường THCS, THPT,...cực kỳ tốn kém.

Việc thay đổi số năm trong mỗi cấp học chắc chắn sẽ dẫn đến xáo trộn xã hội, làm cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh mệt mỏi mà lại không cần thiết.

Cái cần làm ngay bây giờ chính là nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học, là việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

Việc tăng thêm 1 năm cho bậc THCS và giảm 1 năm bậc THPT không có ý nghĩa gì trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện ngay từ bậc THCS chứ không phải lên bậc THPT mới thực hiện.

H.HG - VĨNH HÀ (ghi)

 

 

 

Có hai phương án được đưa ra thảo luận và xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

* Phương 1: GD cơ bản được xây dựng thực hiện trong 10 năm (5 năm GD tiểu học và 5 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm. Bộ GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch Giáo dục như sau:

Cấp Giáo dục tiểu học: Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 5 ngày học, mỗi ngày học 2 buổi. Trong đó buổi sáng học không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết. Mỗi tiết học dài 40 phút. Tổng thời lượng GD của cấp tiểu học trong 1 năm học không quá 6.125 tiết.

Cấp THCS, mỗi năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học. Mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết. Mỗi tiết học dài 45 phút. Tổng thời lượng GD cấp THCS trong một năm học không quá 5.250 tiết.

Cấp GD THPT, mỗi năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết. Mỗi tiết dài 50 phút. Tổng thời lượng GD THPT trong một năm học không quá 2.100 tiết.

* Phương án 2, GD cơ bản thực hiện trong 9 năm (5 năm GD tiểu học và 4 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp thực hiện trong 3 năm.

VĨNH HÀ

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.