Danh sách bài viết

Trong hang động kinh dị này tồn tại một sinh vật làm sửng sốt các nhà khoa học

Cập nhật: 11/06/2016

Tưởng chừng như không có sự sống ở trong cái hang độc hại và đầy acid này, các nhà khoa học ngạc nhiên vì những phát hiện trong đó.

Sâu trong lòng đất của thành phố Steamboat Spring thuộc tiểu bang Colorado là một hang động chết chóc. Không khí bên trong hang là khí lưu huỳnh cực độc, từ trần hang từng giọt acid nhỏ xuống, loại acid này đặc đến mức có thể làm thủng áo của bạn.

Sàn hang thì lớp nhớp những mảng chất nhầy, quyện bởi acid từ trần và những thứ dung dịch không rõ nguồn gốc. Về cơ bản, đây là địa ngục trần gian, và bất kì người nào bước vào đây mà không có đủ đồ bảo hộ sẽ bỏ mạng sau vài giây.

Sàn hang thì lớp nhớp những mảng chất nhầy.
Sàn hang thì lớp nhớp những mảng chất nhầy.

Làm sao, làm như thế nào mà các nhà nghiên cứu lại quyết định đặt chân tới vùng đất chết chóc này? Họ làm vì khoa học và tất nhiên, kèm theo trợ giúp đắc lực của khoa học.

Sử dụng một ống thông gió lớn, họ có thể rút bớt lượng khí lưu huỳnh ra khỏi hang, và có thể thâm nhập vào đó một cách bớt nguy hiểm hơn. Vào trong hang, cảnh tưởng họ thấy thật kinh hoàng nhưng cũng thật lộng lẫy: cả một thế giới chưa từng có con người đặt chân tới.

Thạch nhũ trên trần hang.
Thạch nhũ trên trần hang.

Tưởng chừng như không loài sinh vật nào sống sót trong một môi trường kinh dị như vậy, nhưng trong lòng hang, cả một hệ sinh thái khép kín vẫn tồn tại. Những sinh vật này sống không cần ánh nắng mặt trời, chúng gồm nhiều loại côn trùng, bọ, nhện và đặc biệt nhất, là một loài giun có màu máu đỏ. Chúng tụ tập thành từng đám dưới sàn hang và ăn những cục chất nhầy chứa đầy vi khuẩn đơn bào rụng xuống từ trần hang, cũng như có sẵn ở trên mặt đất.

Những con giun này có thể sống tại những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt, được tìm ra bởi nhà sinh vật học David Steinmann khi khám phá Hang Lưu Huỳnh này hồi năm 2007, nhưng phải mất tới 1.000 giờ phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học mới xác định được đây là một giống loài mới.

Những con giun này có thể sống tại những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt.
Những con giun này có thể sống tại những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt.

Loài giun này cực kì nhỏ, chỉ dài có 2,5cm và mỏng như ngòi bút chì vậy. Chúng bám dính lấy nhau thành từng cụm và tha thẩn "dạo chơi" trên thành và nền hang. Với cơ thể trong suốt, ta có thể dễ dàng thấy được những mạch máu đỏ trong cơ thể của chúng.

Nhà sinh vật học hang động Steinmann kể lại kí ức hơi kinh dị và nhầy nhụa của quá trình khám phá hang động này "Nó như là một điềm gở vậy. Tôi phải leo và bò qua một cái dốc nhớp nháp và đầy bùn, đầy mùi trứng thối để vào được tới hang".

Và chỉ phải lo lắng tới không chỉ khí lưu huỳnh cực độc nơi đây, trần hang còn nhỏ giọt acid đủ mạnh để là thủng áo bạn nữa.

Cảm giác như bước vào hang ổ của bè lũ Alien trong bộ phim của James Cameron vậy. Hay còn một cảm giác có thể thấy được qua lời kể của các nhà khoa học, đây như là dạ dày của một sinh vật khổng lồ nào đó: nhầy nhụa dịch và đầy acid, với mùi hôi thối đặc trưng.

Sau khi vất vả vượt qua được gian đầu tiên, từ gian thứ hai trở đi hoàn toàn bị bóng tối bao phủ. Và khi bật đèn lên, cả đoàn kinh ngạc với cảnh tượng họ nhìn thấy. Những khối thạch cao lấp lánh ánh đèn, có lẽ là những thứ ánh sáng đầu tiên lọt vào được cái hang chết chóc này. Và bất ngờ lớn nhất mà các nhà khoa học tìm thấy là những cụm giun máu đỏ sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy.

Điều thú vị trong khám phá này là chúng ta có thể tìm thấy sự sống trong một môi trường độc hại như vậy. Một hệ sinh thái sống không hề dựa trên ánh sáng Mặt Trời, mà là bằng khí độc hydrogen sulphide (hydro sulfur).

Mức hydrogen sulphide trong hệ thống hang động này cao hơn 10 lần so với những núi lửa dưới lòng đại dương, những nơi cũng có một hệ thống sinh thái tồn tại.

David Steinmann cũng tin rằng đây có thể có tiềm năng có lợi cho y học trong tương lai khi nghiên cứu loài giun này. Bên cạnh việc chúng có khả năng kháng lại độc tố trong lưu huỳnh, việc máu loài giun này có màu đỏ thể hiện rằng máu chúng có tương tác rất tốt với oxy, đó có thể là những khám phá hữu ích cho con người để có thể tìm hiểu, nghiên cứu những môi trường thiếu hụt oxy.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: / 0

Sinh vật kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương có thể cứu thế giới?

Quản trị nhân lực

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia phát hiện nơi đáy biển sâu nhất của Thái Bình Dương hiện diện một loài sinh vật bí ẩn đang ngốn ngấu carbon dioxide.

Xác 145 con cá voi phủ dọc bãi biển New Zealand

Quản trị nhân lực

Khoảng một nửa đàn cá voi hoa tiêu đã chết khi mắc cạn, số còn lại được giết nhân đạo vì không còn khả năng phục hồi.

Đại dương trên Trái đất đang bị "hút" xuống một nơi mà không ai biết đấy là đâu

Quản trị nhân lực

Nước dưới biển sâu đang bị hút dần xuống đáy biển. Nhưng cụ thể chúng đi đến đâu, không ai rõ.

Loài cá nhanh như tia chớp khiến giới khoa học choáng váng

Quản trị nhân lực

Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.

Cá sao biến mất dưới cát trong nháy mắt để ngụy trang

Quản trị nhân lực

Cá sao dùng vây và đuôi hất cát lên rồi vùi mình xuống để đợi con mồi xuất hiện.

Cá voi sát thủ bao vây người đi biển ở New Zealand

Quản trị nhân lực

Ba con cá voi sát thủ di chuyển quanh một phụ nữ đang bơi khiến cô ấy hoảng sợ tìm cách bơi về bờ.

5 loài hải sâm tuyệt đẹp mới phát hiện ở Thái Bình Dương

Quản trị nhân lực

Các nhà sinh vật học vừa phát hiện ra một nhóm hải sâm đặc biệt dưới đáy biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương.

Cá ngừ khổng lồ bị bão mạnh đánh dạt vào bờ biển Scotland

Quản trị nhân lực

Con cá ngừ vây xanh dài hơn một người trưởng thành dạt vào bờ biển Scotland sau cơn bão mạnh, khiến người dân địa phương đổ xô tới xem.

Giới khoa học sửng sốt phát hiện hệ sinh thái mới dưới đáy đại dương sâu 3.800m

Quản trị nhân lực

Hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nằm dưới độ sâu 3.800m trong lưu vực Pescadero ở phía nam Vịnh California (Mỹ).

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Quản trị nhân lực

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.