Danh sách bài viết

Nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán trường động lực khu vực trong vùng sóng đổ phục vụ đánh giá dòng chảy nguy hiểm ven bờ; Áp dụng thí điểm cho bãi biển Cửa Lò - Nghệ An

Tương tác của con người với sinh quyển

Tại các khu vực bãi biển ven bờ nước ta hiện nay tồn tại nhiều rủi ro cho người dân khi tắm biển, nguyên nhân có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân khách quan, quan trọng đó là sóng biển và hệ dòng chảy nguy hiểm phát sinh do động lực sóng phía trong vùng sóng đổ có khả năng lôi cuốn người tắm ra khơi dẫn đến đuối nước. Nhằm tạo ra một công cụ với phương pháp toán hiện đại, có độ tin cậy cao, có khả năng ứng dụng trên thực tế điều kiện Việt Nam, để có thể tính toán trường thủy động lực phía trong vùng sóng đổ cho các khu vực bãi biển thực có địa hình phức tạp, góp phần cung cấp thông tin phục vụ cảnh báo khu vực dòng chảy nguy hiểm, đảm bảo an toàn hoạt động của con người trên bãi tắm, nhóm đề tài Viện nghiên cứu biển và hải đảo do PGS TS. Phùng Đăng Hiếu làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán trường động lực khu vực trong vùng sóng đổ phục vụ đánh giá dòng chảy nguy hiểm ven bờ; Áp dụng thí điểm cho bãi biển Cửa Lò - Nghệ An”.

Nghiên cứu đánh giá rủi ro ngập lũ tại các ngầm tràn khu vực miền Trung và đề xuất hệ thống cảnh báo sớm

Tương tác của con người với sinh quyển

Nhằm đánh giá được mức độ nguy hiểm và thực trạng cảnh báo của các ngầm tràn ở khu vực miền Trung; xây dựng được các tiêu chí xác định mức độ nguy hiểm trong mùa lũ của các ngầm tràn; đưa ra được các giải pháp cảnh báo sớm dựa trên công nghệ thông tin và tự động hóa cho các cụm ngầm tràn, nhằm tăng cường tính chủ động cho các cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của chính quyền địa phương…; và xây dựng thí điểm hệ thống cảnh báo sớm cho một khu vực nguy hiểm, nhóm đề tài Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam do ThS. Nguyễn Văn Lực làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá rủi ro ngập lũ tại các ngầm tràn khu vực miền Trung và đề xuất hệ thống cảnh báo sớm”.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan

Tương tác của con người với sinh quyển

Khi xây dựng hồ Dầu Tiếng, nhiệm vụ của hồ chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau khi có công trình Dầu Tiếng, kinh tế, xã hội trong vùng hưởng lợi - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã phát triển vượt bậc, tạo thu nhập cho người nông dân gấp 2 đến 5 lần so với trước, chưa kể lợi ích gián tiếp như văn hóa, xã hội, du lịch, giảm thiểu ngập lụt trong mùa lũ v.v…

Nghiên cứu cơ sở khoa học về các cơ chế tự nguyện, linh hoạt về môi trường nhằm thực thi những cam kết môi trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Tương tác của con người với sinh quyển

Đứng trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, Việt Nam đã sớm nhận thức được những lợi ích của việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều FTA đa phương và song phương ở trong khu vực và quốc tế. Tính đến nay, có 12 FTA Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực (Hiệp định FTA Việt Nam - EU, EVFTA) và 03 FTA đang đàm phán. Những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), vấn đề thương mại và môi trường đã được đưa vào các cam kết. Do đó, việc giải quyết và xử lý mối quan hệ giữa thương mại và môi trường hiện nay tuy là vấn đề mới, nhưng rất quan trọng của toàn thế giới và của mỗi quốc gia khi bước vào thế kỷ XXI trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu.

Nghiên cứu tác động của hoạt động tân kiến tạo đối với sự biến đổi dòng chính các lưu vực sông khu vực miền Trung phục vụ bảo vệ các dòng sông, thử nghiệm cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Tương tác của con người với sinh quyển

Lưu vực các sông miền Trung nói chung là nơi có cấu trúc địa chất phức tạp với lịch sử tiến hóa địa chất lâu dài. Dọc theo các lưu vực này, trong đó có vùng trung lưu - hạ lưu và các khu vực lân cận là nơi phổ biến các hiện tượng địa chất tân kiến tạo và kiến tạo hoạt động, thường xuyên xảy ra các hiện tượng tai biến địa chất như động đất, sụt lún, trượt lở, xói lở hoặc bồi lấp lòng sông, xói lở bờ biển.