Danh sách bài viết

Vai trò của vi khuẩn lao bò (M. bovis) trong cuộc chiến chống ung thư

Cập nhật: 28/12/2017

Bạn có biết rằng vi khuẩn có thể điều trị ung thư? Đúng vậy đấy, ít nhất là theo cách gián tiếp.

Từ những năm 1970, vi khuẩn Mycobacterium bovishas đã được sử dụng như là một phần của vaccine Bacillus Calmette-Guerin (BCG) để điều trị ung thư biểu mô bàng quang và ung thư bàng quang xâm lấn nonmuscle (nonmuscle-invasive bladder cancer). M. bovis là một loại vi khuẩn que gây bệnh lao ở gia súc, mặc dù nó cũng có thể lây sang người. M. bovis có họ hàng gần với M. tuberculosis gây bệnh lao ở người. Con người cũng có thể bị nhiễm M. bovis từ việc uống sữa (chưa tiệt trùng).

Vaccine BCG chứa vi khuẩn M. bovis bị suy yếu

Giữa những năm 1800, Robert Koch đã khẳng định vi khuẩn M. bovis là một loài khác biệt với M. tuberculosis. Từ đó, Albert Calmette và Camille Guerin đã tiến hành các thí nghiệm để nuôi cấy M. bovistrong phòng thí nghiệm. Calmette và Guerin muốn sử dụng vi khuẩn M. bovis như là một thành phần trong vaccine chống lại M. tuberculosis. Tuy nhiên, vấn đề là M. bovis cũng nguy hiểm với người như M. tuberculosis, do vậy các nhà nghiên cứu cần phải tạo ra một chủng M. bovis ít độc lực nếu như họ muốn sử dụng chúng làm thành phần trong vaccine.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển một môi trường nuôi cấy vi khuẩn này– trong đó bao gồm glycerin, mật và khoai tây. Kế hoạch của họ là sẽ cấy chuyển (subculture) vi khuẩn cho đến khi chúng tách thành một dạng không có độc tính. Sau mười ba năm và 239 lần cấy chuyển như vậy, họ đã thành công. Vaccine BCG ra đời.

Quay trở lại với bệnh ung thư. Làm thế nào mà vi khuẩn M. bovis có thể tham gia điều trị được ung thư? Câu trả lời là do sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người đối với vi khuẩn. Vaccine BCG, chứa các vi khuẩn M. bovis sống, bị giảm độc lực, được tiêm vào bàng quang. Tại đây, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng chống lại kháng nguyên trong vaccine. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của quá trình tiêu diệt tế bào ung thư vẫn chưa được hiểu rõ.

Một khi các vaccine BCG được sử dụng, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt bởi đại thực bào trong bàng quang. Thật kỳ lạ là đáp ứng mô học trong bàng quang cũng giống như đáp ứng được quan sát thấy trong phổi khi M. bovis gây ra bệnh lao. Các thành phần của vaccine cũng được hấp thụ bởi các tế bào ung thư bàng quang. Những tế bào này sau đó sẽ xử lý và trình diện kháng nguyên BCG trên bề mặt của mình, như vậy chúng đã bị đánh dấu và có thể bị các tế bào miễn dịch tiêu diệt.

Không có gì ngạc nhiên khi BCG chỉ có hiệu quả chống lại bệnh ung thư bàng quang nếu bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch tốt. BCG cũng có hiệu quả cao nhất khi khối u còn nhỏ và khi vaccine được tiêm trực tiếp vào các tế bào khối u. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng như kế hoạch, hiệu quả điều trị sử dụng BCG sẽ đạt 70% các trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi dài hạn để ngăn ngừa tái phát.

Ngoài ra, vaccine BCG cũng có tác dụng giúp chống lại ung thư ruột kết. Nghiên cứu gần đây cho thấy tính khả thi khi bệnh nhân được tiêm BCG kết hợp với các tế bào khối u tự thân.

Bởi vì M. bovis là một họ hàng gần của M. tuberculosis do đó vaccine BCG thường được sử dụng để tiêm phòng bệnh lao ở người. Vaccine này chủ yếu được đưa đến các nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Mặc dù có sự khác biệt về hiệu quả như một nghiên cứu vào năm 1994 cho thấy vaccine BCG có vai trò làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao khoảng 50%. Nhưng một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2014 lại báo cáo rằng BCG ngăn cản 19-27% các trường hợp bệnh lao. Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng vaccine làm giảm sự tiến triển bệnh lao khoảng 71%, và đây chắc chắn là một tin tốt.

Bạn thấy đấy, vi khuẩn có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Điều này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng bạn phải thừa nhận rằng vaccine BCG rất tuyệt - cũng giống như câu chuyện về chính nó vậy.

Nguồn: / 0