Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình Côn Đảo

Cập nhật: 30/07/2020

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor

Côn Đảo
Huyện
Địa lý
Tọa độ: 8°40′57″B 106°36′26″Đ
Diện tích 76 km²
Dân số (2010)  
 Tổng cộng 6.000 người
 Thành thị 79 người/km²
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ
Huyện lỵ Thị trấn Côn Đảo
 Chủ tịch UBND Bùi Văn Bình
 Chủ tịch HĐND Trương Hoàng Phục
 Bí thư Huyện ủy Trương Hoàng Phục

 

Côn Đảo. là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor

Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Địa lí tự nhiên

Côn Đảo nằm cách Vũng Tàu 97 hải lí và cách cửa sông Hậu 45 hải lí, có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc). Quần đảo gồm mười sáu hòn đảo với tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Địa hình đảo này là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn (577 m). Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao, từ đá mácma Mesozoi xâm nhập axít đến mácma phun trào axít và phun trào trung tính cùng các trầm tích Đệ tứ.

Khí hậu

Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9°C.[8] Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34°C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1.Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7°C đến 29,2°C.

Thị trấn Côn Đảo

Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ đông và 8°40′57″ vĩ độ bắc. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Thị trấn Côn Đảo nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm (khoảng cách ước chừng là 12 km). Thị trấn là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo.

Sinh thái

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo.

Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,... Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.

Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %. Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển

Danh sách đảo

STT Tên gọi Tên khác Toạ độ Diện tích
(km²)
Ghi chú
1 Đảo Côn Sơn Côn Đảo; đảo/hòn Côn Lôn; Phú Hải 8°40′57″B 106°36′26″Đ 51,52 đảo lớn nhất
2 Hòn Bà Hòn Côn Lôn Nhỏ; Phú Sơn 8°38′51″B 106°33′37″Đ 5,45 cách đảo Côn Sơn bởi khe nước Họng Đầm rộng không quá 20 m; trên đảo có đỉnh núi cao 321 m
3 Hòn Bảy Cạnh Phú Tường 8°40′14″B 106°40′20″Đ 5,5 là điểm A5 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
4 Hòn Bông Lan Hòn Bông Lang; hòn Bông Lau; Phú Phong 8°39′4″B 106°40′31″Đ 0,2 là điểm A4 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam[
5 Hòn Cau Phú Lệ 8°41′34″B 106°44′20″Đ 1,8 nằm về phía đông bắc đảo Côn Sơn, đất đai màu mỡ; thuở xưa đảo có loại cau to, ngon và rất được người Gia Định ưa chuộng
6 Hòn Tài Lớn Phú Bình 8°38′15″B 106°37′52″Đ 0,38 là điểm A3 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
7 Hòn Tài Nhỏ Hòn Thỏ; Phú An 8°38′14″B 106°38′11″Đ 0,1 -
8 Hòn Trác Lớn Phú Hưng 8°38′14″B 106°37′8″Đ 0,25 -
9 Hòn Trác Nhỏ Phú Thịnh 8°38′19″B 106°37′22″Đ 0,1 -
10 Hòn Tre Lớn Phú Hoà 8°42′27″B 106°32′34″Đ 0,75 -
11 Hòn Tre Nhỏ Phú Hội 8°44′13″B 106°35′14″Đ 0,25 -
12 Hòn Trọc Hòn Trai; Phú Nghĩa 8°41′18″B 106°33′28″Đ 0,4 còn gọi là hòn Trai vì có nhiều trai ốc biển
13 Hòn Trứng Hòn Đá Bạc; hòn Đá Trắng; Phú Thọ 8°46′45″B 106°43′12″Đ 0,1 trơ trụi nhưng có nhiều chim
14 Hòn Vung Phú Vinh 8°37′46″B 106°33′27″Đ 0,15 nằm ngay phía nam của hòn Bà
15 Hòn Trứng Lớn Hòn Anh 8°36′13″B 106°08′29″Đ - đảo không người, chủ yếu núi đá
16 Hòn Trứng Nhỏ Hòn Em 8°34′40″B 106°05′25″Đ - đảo không người, chủ yếu núi đá

Nguồn: /