Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Sơn La

Cập nhật: 22/08/2020

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125  km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.

Tọa độ: 21°19′43″B 103°54′52″Đ
Diện tích 14.174,4 km²
Dân số (2011)  
 Tổng cộng 1.119.400 người
 Mật độ 79 người/km²
Dân tộc Việt, Thái, H'Mông, Mường, Dao, Khơ Mú
 Vị trí Sơn La trên bản đồ Việt Nam
Son La in Vietnam.svg
Tỉnh Sơn La
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Tây Bắc
Tỉnh lỵ Thành phố Sơn La
Phân chia hành chính 1 thành phố, 11 huyện
Mã hành chính VN-05
Mã bưu chính 36xxxx
Mã điện thoại 22
Biển số xe 26
Website http://www.sonla.gov.vn/

ThuyDienSonLa2010(ThuongLuu).jpg
Nhà máy thủy điện Sơn La

Lịch sử

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La).[cần dẫn nguồn] Năm 1479, Sơn La chính thức được sáp nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa.

  • Ngày 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La.
  • Ngày 9 tháng 9 năm 1891: Thuộc Đạo Quan binh 4.
  • Ngày 27 tháng 2 năm 1892: Thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
  • Ngày 10 tháng 10 năm 1895: Thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
  • Ngày 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jeanmont Perat, năm 1907 ông cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, công sứ Saint Poulot bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945.
  • Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
  • 1948-1953: Thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
  • 1953-1955: Thuộc Khu Tây Bắc
  • 1955-1962: Bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
  • 1962-1975: Tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
  • Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ vừa giải thể là Phù Yên và Bắc Yên.
        Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp.[2]
        Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La.[3]
        Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ.[4]

Địa hình

Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 2 cửa khẩu quốc gia với Lào là Chiềng Khương và Pa Háng. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ.

Dân số

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người.

Khí hậu

Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.

Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Nguồn: /