Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Đà Nẵng

Cập nhật: 29/08/2020

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.[3].

Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nước rộng lớn [4] hay "sông lớn", "cửa sông cái"[5]. Năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố. Sau Cách mạng tháng tám, thành phố được mang tên nhà yêu nước Thái Phiên [5]. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương.[6] Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa.[7] Tuy nhiên trên thực tế, từ sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 thì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tuyên bố là lãnh thổ của họ.[8] Hiện nay, cả Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này

LogoDanang.jpg
Biểu trưng
Tọa độ: 16°01′55″B 108°13′14″Đ
Diện tích 1.285,4 km²
Dân số (2011)  
 Tổng cộng 951.700 người
 Mật độ 740 người/km²
Dân tộc người Kinh (99,4%)
Múi giờ G (UTC+7)
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Nam Trung Bộ
Thành lập 24 tháng 5 năm 1889
Đại biểu quốc hội 6
Phân chia hành chính 6 quận, 2 huyện
Chi tiết
Mã hành chính VN-60
Mã bưu chính 55xxxx
Mã điện thoại 511
Biển số xe 43
Website http://www.danang.gov.vn

Da Nang Montage.jpg
Bãi biển Mỹ Khê · Cáp treo Bà Nà · Ngũ Hành Sơn ·
Khách sạn Novotel Đà Nẵng · Cầu Sông Hàn

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.[3].

Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nước rộng lớn [4] hay "sông lớn", "cửa sông cái"[5]. Năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố. Sau Cách mạng tháng tám, thành phố được mang tên nhà yêu nước Thái Phiên [5]. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương.[6] Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa.[7] Tuy nhiên trên thực tế, từ sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 thì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tuyên bố là lãnh thổ của họ.[8] Hiện nay, cả Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này

Địa lý

Vị trí

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

Thành phố nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng tây bắc[31]. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.[32] Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vựcđều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km.[33] Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:

  • Cực bắc và cực tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
  • Cực nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
  • Cực đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ bắc, 111° đến 113° kinh độ đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía nam.[34] Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km²[35]). Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía bắc biển Đông.[36]. Bốn điểm cực của quần đảo Hoàng Sa là:

  • Cực bắc tại bãi đá Bắc
  • Cực nam tại bãi ngầm Ốc Tai Voi
  • Cực đông tại bãi Gò Nổi
  • Cực tây tại đảo Tri Tôn

Địa chất, địa hình

Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm. Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm hoạ trong khi xây dựng các công trình.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố[39]. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông).Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn [40].

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía tây và cụm An Vĩnh ở phía đông. Cụm Lưỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây.[41] Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng Thái Bình Dương, vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ Trái Đất. Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m.

Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.[34]

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23–40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.[34][43] Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.400 đến 2.600 giờ/năm. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24°C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29°C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.200-1.600 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động nhiều theo mùa

 

Nuvola apps kweather.svg Khí hậu Đà Nẵng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình tối cao °C (°F) 24.8 (77) 26.1 (79) 28.7 (84) 31.0 (88) 33.4 (92) 33.9 (93) 34.3 (94) 33.9 (93) 31.5 (89) 29.6 (85) 27.0 (81) 24.9 (77) 25,9 (79)
Trung bình tối thấp °C (°F) 18.5 (65) 19.8 (68) 21.5 (71) 23.3 (74) 24.9 (77) 25.5 (78) 25.3 (78) 25.5 (78) 24.1 (75) 23.2 (74) 21.6 (71) 19.3 (67) 20,8 (69)
Lượng mưa mm (inch) 96.2 (3.8) 33.0 (1.3) 22.4 (0.9) 26.9 (1.1) 62.6 (2.5) 87.1 (3.4) 85.6 (3.4) 103.0 (4.1) 349.7 (13.8) 612.8 (24.1) 366.2 (14.4) 199.0 (7.8) 2.504,5 (98,6)

Nguồn: Tổ chức Khí tượng Thế giới (Liên Hiệp Quốc)  14 tháng 5 năm 2013.

Thủy văn

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,...Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.

Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hoà Hải – Hoà Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50–60 m; khu Khánh Hoà có nguồn nước ở độ sâu 30–90 m; các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặt hàng năm.

Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20–25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.

Môi trường

Quá trình mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên đất và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, du lịch của địa phương đã gây nên những tác động đến môi trường không khí, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của thành phố. Năm 2010, tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 6.835 m³/ngày. Các dự án lấn biển như Khu đô thị Đa Phước, Khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Khu dịch vụ hậu cần Cảng Đà Nẵng,...có nguy cơ tác độ đến môi trường, hệ sinh thái vùng bờ Đà Nẵng. Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy diện tích san hô khu vực ven biển Đà Nẵng không có khả năng phục hồi là 81%. Năm 2012, Khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Chất lượng nước ở các con sông cũng có vấn đề, đặc biệt là vùng hạ lưu, các sông đều bị ô nhiễm bởi một lượng khá lớn coliform, BOD5, COD và chất khác. Trong nội ô thành phố Đà Nẵng, lượng bụi, lưu huỳnh điôxit, tiếng ồn, hóa chất độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, vào tháng 10 năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Đề án được xây dựng trên tiêu chí đến năm 2020, các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí trên toàn thành phố được đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng.

Nguồn: /