Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Bình Phước

Cập nhật: 17/07/2020

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.[2]

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...[3] vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới của người Khmer.[3]

Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam, nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C.[4]

Tọa độ: 11°45′21″B 106°43′11″Đ
Diện tích 6.871,5 km²
Dân số (2011)  
 Tổng cộng 905.300 người
 Mật độ 132 người/km²
Dân tộc

Việt, Xtiêng,

Khmer, Nùng, Tày
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ
Tỉnh lỵ Thị xã Đồng Xoài
Phân chia hành chính 3 thị xã, 7 huyện
Mã hành chính VN-58
Mã bưu chính 83xxxx
Mã điện thoại 651
Biển số xe 93
Website Tỉnh Bình Phước

Mot Goc Thi Xa Binh Long.jpg
Thị xã Bình Long

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,... vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới của người Khmer.

Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam, nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C.

Vị trí địa lý

Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia.

Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Bình Phước có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng, cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh

Nguồn: /